Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt trang 26

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt trang 26. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÝ THUYẾT

Ngôn ngữ các vùng miền

- Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

+ Về mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương). 

II. THỰC HÀNH

Bài tập 1

Tía: từ gọi người đàn ông sinh ra, nuôi dưỡng trong tiếng Nam Bộ, đồng nghĩa với bố, cha.

Má: từ người con gọi người phụ nữ sinh ra, nuôi dưỡng mình, đồng nghĩa với mẹ.

Giùm: nhờ người khác giúp đỡ làm một việc gì đó hoặc làm hộ việc gì cho ai đó.

Bả: bà ấy, từ dùng trong nói chuyện, xưng hô để chỉ một người phụ nữ, thường xuất hiện trong ngôn ngữ nói.

=> Những từ ngữ đó được sử dụng ở miền Nam Bộ. Việc sử dụng các từ ngữ góp phần miêu tả chân thực con người, phản ánh cách nói chuyện, tính cách gần gũi, dễ mến của người dân Nam Bộ; phù hợp với bối cảnh của tác phẩm.

Bài tập 2

a. Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?

- Chúng được sử dụng ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh.

- Giải nghĩa:

+ Núi nớ: núi đó, từ dùng để xác định vị trí, thường xuất hiện trong ngôn ngữ nói, giao tiếp của người dân ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Đây là tiếng địa phương.

+ Nhể: nhỉ. Đây là khẩu ngữ để khẳng định điều mình vừa trình bày, đưa ra nhằm tranh thủ sự đồng tình của người khác trong giao tiếp.

b. Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

- Chúng được sử dụng ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh.

- Giải nghĩa: Đền ni: đền này, từ dùng để xác định vị trí, thường xuất hiện trong ngôn ngữ nói, giao tiếp của người dân ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Đây là tiếng địa phương..

c. Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt.

- Chúng được sử dụng ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh.

- Giải nghĩa:

+ Dớ dẩn: ngớ ngẩn, từ dùng trong khẩu ngữ ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh.

+ Mi: mày, chỉ ngôi thứ hai trong giao tiếp, người đối diện, trực tiếp nói chuyện, trao đổi.

=> Tác dụng của việc sử dụng các từ trên trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của Sơn Tùng góp phần phản ánh cách nói chuyện của ba cha con cụ Phó Bảng - người con của xứ Nghệ; tạo sắc thái gần gũi, phù hợp với bối cảnh câu chuyện miêu tả.

Bài tập 3


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CD bài 1 Thực hành tiếng việt trang 26, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt trang 26, Ôn tập văn 7 cánh diều bài Thực hành tiếng việt trang 26

Bình luận

Giải bài tập những môn khác