Video giảng Toán 11 Chân trời Bài tập cuối chương V
Video giảng Toán 11 Chân trời Bài tập cuối chương V. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Học sinh ôn tập và củng cố về:
+ Mẫu số liệu ghép nhóm.
+ Số trung bình và mốt của mẫu số liệu ghép nhóm.
+ Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em trả lời các câu hỏi TN 1 đến 5 (SGK -tr.143).
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1. Ôn tập kiến thức đã học của chương V
Em hãy:
- Nêu một số quy tắc thường tuân theo khi ghép nhóm của mẫu số liệu.
- Nêu công thức tính số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm
- Nêu công thức tính mốt của mẫu số liệu ghép nhóm
- Nêu công thức tính trung vị và tứ phân vị thứ nhất và thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm.
Video trình bày nội dung:
*) Một số quy tắc ghép nhóm của mẫu số liệu
- Sử dụng từ k = 5 đến k = 20. Cỡ mẫu càng lớn thì cần càng nhiều nhóm số liệu.
- Các nhóm có cùng độ dài bằng L thỏa mãn R<k.L, trong đó R là khoảng biến thiên, k là số nhóm.
- Giá trị nhỏ nhất của mẫu thuộc vào nhóm [u1;u2) và càng gần u1càng tốt. Giá trị lớn nhất của mẫu thuộc nhóm [uk;uk+1) và càng gần uk+1 càng tốt.
*) Số trung bình
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu là x‾.
x‾=n1c1+…+nkckn
trong đó, n=n1+…+nk
*) Mốt
Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là nhóm có tần số lớn nhất.
Giả sử nhóm chứa mốt là [um;um+1), khi đó mốt của mẫu số liệu (kí hiệu Mo
Mo=um+nm-nm-1nm-nm-1+nm-nm+1⋅(um+1-um)
*) Trung vị
Gọi n là cỡ mẫu, giả sử nhóm [um;um+1) chứa trung vị;
nm là tần số của nhóm chứa trung vị, C=n1+n2+…+nm-1
Me=um+n2-Cnmum+1-um,
*) Tứ phân vị thứ nhất và thứ ba
- Giả sử nhóm [um;um+1) chứa tứ phân vị thứ nhất;
nm là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất , C=n1+n2+…+nm-1
Q1=um+n4-Cnmum+1-um.
trong đó, n là cỡ mẫu, m là tần số nhóm p, với p=1 ta quy ước m1+…+mp-1=0.
- Giả sử nhóm [uj;uj+1) chứa tứ phân vị thứ ba;
nj là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ ba, C=n1+n2+…+nj-1
Q3=uj+3n4-Cnjuj+1-uj.
Chú ý: Nếu tứ phân vị thứ k là 12xm+xm+1, trong đó xm và xm+1 thuộc hai nhóm liên tiếp, ví dụ xm∈[uj-1;uj) và xm+1∈[uj;uj+1) thì ta lấy Qk=uj.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Số trung bình của mẫu số liệu trên gần với số nào nhất trong các số sau:
A. 5,0
B. 4,5
C. 4,0
D. 3,9
Câu 2: Mốt của của mẫu số liệu trên gần với số nào nhất trong các số sau:
A. 4,35
B. 4,5
C. 5,1
D. 3,8
Câu 3: Trung vị của mẫu số liệu trên gần với số nào nhất trong các số sau:
A. 3,4
B. 5,7
C. 4,8
D. 4,4
Câu 4: Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu trên gần với số nào nhất trong các số sau:
A. 5,3
B. 4,9
C. 4,0
D. 6,5
Câu 5: Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu trên gần với số nào nhất trong các số sau:
A. 5,6
B. 4,8
C. 3,7
D. 6,9
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - D | Câu 4 - C | Câu 5 - B |
………..
Nội dung video Bài tập cuối chương V còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.