Soạn giáo án toán 3 kết nối tri thức tri thức bài 73: thu thập, phân loại, ghi chép số liệu. Bảng số liệu (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 tri thức bài 73: thu thập, phân loại, ghi chép số liệu. Bảng số liệu (3 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 15: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT

BÀI 73: THU THẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU. BẢNG SỐ LIỆU

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn gỉan) theo các tiêu chí cho trước.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu.   

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng thống kê.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng việc thu thập, phân loại, kiểm đếm một số đối tượng trong tình huống đơn giản.

- Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm.    

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: Trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Hình phóng to tất cả các hình có trong bài học.

  1. Đối với học sinh

- SHS Toán 3 KNTT.

- Vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: THU THẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi vào bài học.

- Ôn tập phép nhân, chia các số tròn nghìn với số có 1 chữ số trong phạm vi 100 000.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò Bin – gô:

+ Mỗi HS một thẻ bin-gô có kẻ sẵn ô số.

+ Giáo viên lần lượt đọc và viết các phép tính lên bảng (nhân, chia các số tròn nghìn với số cso 1 chữ số trong phạm vi 100 000). HS tính rồi khoanh vào số chỉ kết quả trên thẻ.

+ Bạn nào khoanh đủ ba số theo một hàng (hàng dọc, hàng ngang hay hàng chéo) thì thắng cuộc và hô lớn “Bin-gô!”.

Giáo viên và cả lớp cùng kiểm tra kết quả các phép tính của bạn thắng cuộc.

- GV giới thiệu, sau đó dẫn dắt vào bài mới: “Ngày hôm nay chúng ta sẽ sang chủ đề mới, làm quen với yếu tố thống kê, xác suất. Bài học đầu tiên, ta sẽ nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệi thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước; đọc, mô tả và nêu được một số nhận xét từ bảng số liệu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 73: Tiết 1: Thu thập, phân loại, ghi chép số liệu". (GV đọc và viết)

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu: Bước đầu biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.

b. Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi:

+ Để kiểm đếm các đồ vật trong lớp học và ghi chép số liệu của từng loại thì chúng ta cần làm gì? (Quan sát xem có những đồ vật nào, đếm và ghi chép lại số lượng của từng đồ vật).

+ Khi đếm số lượng các đồ vật trong phòng thì các đồ vật không hề di chuyển, chúng ta có thể quan sát rồi đếm các đồ vật đó trong từng khoảng thời gian ngắn. Nhưng ví dụ như khi chơi bóng rổ, chúng ta làm thế nào để nhớ được số lần đưa bóng rổ của nhiều bạn, hay số lần ghi điểm của hai đội trong một trận đấu bóng chuyền?

- GV cho HS quan sát tranh trong phần khám phá, mời HS mô tả những gì mà HS thấy được từ trong bức tranh. GV đặt câu hỏi:

+ Trong tranh có những bạn nào?

 

+ Trong tranh có những đồ vật gì?

 


+ Các bạn đang làm gì?

- GV đưa ra tình huống: “Các bạn Mai, Nam và Việt đang lần lượt chạy đà và ném bóng về phía rổ. Rô – bốt quan sát và ghi lại kết quả của các bạn”.

+ Đầu tiên, Rô – bốt viết tên của các bạn theo 3 hàng: Nam, Việt và Mai.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tính rồi khoanh vào số chỉ kết quả trên thẻ; khoanh đủ ba số theo một hàng (hàng dọc, hàng ngang hay hàng chéo) thì thắng cuộc và hô lớn “Bin-gô”.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Toán 3 kết nối tri thức bài 73: thu thập, phân loại,, GA word Toán 3 kntt tri thức bài 73: thu thập, phân loại,, giáo án Toán 3 kết nối tri thức tri thức bài 73: thu thập, phân loại,

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC