Soạn giáo án toán 3 kết nối tri thức bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. hình chữ nhật, hình vuông (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. hình chữ nhật, hình vuông (3 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC.

HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được hình tam giác, hình tứ giác và các yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình tứ giác.

- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp  liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

Năng lực riêng:

- Thực hiện được thao tác tư duy không gian ở mức độ đơn giản cụ thể ở đây là nhận biết.

- Nâng cao năng lực phân tích trong tư duy không gian, cụ thể ở đây là phân tích các yếu tố cơ bản của hình hình học.

- Lựa chọn được phép toán để giải quyết được các bài tập liên quan đến phép toán.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đồ vật và hình ảnh có dạng hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.

- Tờ giấy HCN + Kéo thực hiện BT3 trong phần Hoạt động.

  1. Đối với học sinh

- SHS Toán 3 KNTT

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, ê ke, tẩy, bảng con..)

- Giấy màu, kéo.

- 10 que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi Xếp hình.

- GV phổ biến cách chơi cho HS:

+ HS dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.

+ HS thực hiện theo nhóm đôi, mỗi em xếp một hình.

+ Nhóm nào xếp xong trước và xếp đúng được cả lớp vỗ tay.

- GV nhận xét, sau đó dẫn dắt giới thiệu bài mới:

"Chúng ta đã biết cách nhận dạng tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn các đặc điểm về đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông:

Bài 19. Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông." (GV đọc và viết)

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết và chỉ ra được đỉnh, cạnh và góc của hình tam giác, hình tứ giác. Biết cách đọc tên hình tam giác, hình tứ giác.

b. Cách tiến hành:

HĐ1: Hình tam giác

- GV chấm ba đỉnh A, B, C trên bảng rồi yêu cầu HS cho biết "Khi nối điểm A với điểm B thì thu được hình gì?"

sau đó GV nối điểm A với điểm B.

- GV tiếp tục thao tác nối điểm A với điểm C để thu được đoạn thẳng AC và nối điểm B với điểm C để thu được đoạn thẳng BC. GV hỏi HS: "Hình thu được là hình gì?"

- Sau đó, GV chỉ vào đỉnh và cạnh của hình tam giác và giới thiệu kiến thức mới: “Điểm A là một đỉnh của hình tam giác, đoạn thẳng AB là một cạnh của hình tam giác."

- GV có thể đặt thêm câu hỏi:

" Hình tam giác còn đỉnh nào khác không và còn cạnh nào khác không?"

Từ đó giúp HS trả lời được câu hỏi trong bóng nói của Việt: “Một hình tam giác có mấy đỉnh và mấy cạnh nhỉ?”.

- GV giới thiệu: “Ngoài đỉnh và cạnh, tam giác này còn có cả góc”. Sau đó, cùng HS khám phá ra các góc của hình tam giác ABC.

- GV chốt lại kiến thức: Hình tam giác ABC có:

+ 3 ba đỉnh là A, B, C;

+ 3 cạnh là AB, BC, CA,

+ 3 góc là góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C.

(GV chỉ tay lần lượt các đỉnh, các cạnh và các góc của tam giác, HS quan sát)

GV lưu ý HS: Có thể đọc bắt đầu từ một trong ba đỉnh, theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ đều được.

 

HĐ2: Hình tứ giác

- Một cách tương tự, GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, kể tên các đỉnh, các cạnh và các góc của hình tứ giác, từ đó rút ra nhận xét về số đỉnh, số cạnh, số góc của hình tứ giác, viết vào bảng con.

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chỉ vào hình cho cả lớp gọi tên đỉnh, cạnh, hình.

 

- GV chốt lại kiến thức: Hình tứ giác MNPQ có:

+4 đỉnh là M, N, P, Q;

+4 cạnh là MN, NP, PQ, QM;

+4 góc là góc đỉnh M, góc đỉnh N, góc đỉnh P, góc đỉnh Q.

Lưu ý: GV nên hướng dẫn HS cách gọi tên hình tứ giác cho đúng thứ tự các đỉnh (từ một đỉnh bất kì, có thể gọi tên hình tứ giác theo thứ tự các đỉnh theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ).

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Luyện tập kiến thức nhận biết hình tam giác, hình tứ giác và củng cố cách gọi tên các hình tam giác, hình tứ giác.

- Ôn tập kiến thức về cách liệt kê các đỉnh, các cạnh, các góc của hình tam giác, hình tứ giác.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 (Hoạt động)

- GV trình chiếu hoặc treo bảng phụ (GV có thể vẽ thêm một số hình tứ giác), gọi 1 HS đọc đề.

- GV có thể cho HS hỏi đáp tại chỗ. GV gọi 1HS/1 hình, yêu cầu HS gọi tên, kể tên các đỉnh và các cạnh.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 (Hoạt động)

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu đề.

- GV hướng dẫn HS: Để kể tên các hình tứ giác, ta cần xác định các hình tứ giác ghép bởi 2 hình tam giác và các hình tứ giác ghép bởi 3 hình tam giác.

 

- GV tổ chức bài tập thành dạng trò chơi. GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ (tuỳ số lượng HS mà GV có thể chia lớp thành nhiều nhóm hoặc ít nhóm hơn):

Trong một khoảng thời gian nhất định, lần lượt thành viên bất kì trong nhóm nêu tên 1 tam giác hoặc 1 tứ giác. Nhóm nào trả lời nhanh, nhiều và chính xác hơn thì nhóm đó dành chiến thắng.

 

 

 

- GV chốt đáp án, nhận xét phần tham gia trò chơi của các nhóm.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 (Hoạt động):

- GV yêu cầu HS đọc đề, nêu cách làm:

- GV hướng dẫn HS: Đối với bài tập này, từ các điểm đã được đánh dấu, HS cần tư duy để xác định xem cắt theo đoạn thẳng nối hai điểm nào sẽ thoả mãn yêu cầu của đề bài.

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 thực hiện hoàn thành BT4.

- GV chữa bài: Sau mỗi trường hợp, GV nối hai điểm tạo thành đoạn thẳng để HS dễ quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.

 

 

- HS đồng thanh nhắc lại tên bài và ghi vở.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và giơ tay trả lời: "đoạn thẳng AB".

 

 

- HS trả lời: "Hình tam giác".

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát và nhận dạng.

- HS giơ tay trả lời câu hỏi.

 

- HS trao đổi, giơ tay trả lời câu hỏi.

 

 

- HS chú ý quan sát, lắng nghe, ghi vở, nhắc lại.

 

 

 

- HS chú ý và đọc lại theo cả 2 cách.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu của GV.

 

- Đại diện các nhóm giơ tay trình bày kết quả.

- HS chú ý nhìn hình, nghe, ghi vở và đồng thanh – cặp đôi – cá nhân.

 

- HS chú ý và đọc tên tứ giác bằng cả 2 cách.

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề. Lớp chú ý nghe + theo dõi trên bảng.

- HS  giơ tay trình bày câu trả lời.

+ Tam giác DEG có:

·  Các đỉnh: D, E, G

·  Các cạnh: DE; EG; GD.

+ Tứ giác ABCD có:

·  Các đỉnh: A, B, C, D.

·  Các cạnh: AB; BC; CD, DA.

 

 

- HS giơ tay đọc đề.

- HS chú ý lắng nghe để định hình các hình tam giác và các hình tứ giác.

- Các HS tham gia trò chơi.

- Kết quả:

+ Có 3 hình tam giác là: ADC, ABC và BCE.

+ Có 3 hình tứ giác là: ABCD, ABEC và ABED.

- HS nghe và rút kinh nghiệm.

- HS giơ ta đọc đề. Lớp quan sát và chú ý lắng nghe.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Toán 3 kết nối bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác., GA word Toán 3 kntt bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác., giáo án Toán 3 kết nối tri thức bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC