Soạn giáo án TNXH 3 chân trời sáng tạo bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường (tiết 2)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường (tiết 2) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung của tiết học trước.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS thực hành phân loại rác tái chế và rác không thể tái chế.

- GV hướng dẫn HS:

+ GV chọn ra 2 đội tham gia phân loại rác.

+ GV chuẩn bị một số vật dụng không còn sử dụng như: vỏ hộp sữa, vỏ chai nước suối, thùng giấy, bao nilon, lá cây).

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Từng HS trong mỗi đội sẽ lên chọn một vật và bỏ vào đúng rổ ghi “Rác tái chế” hoặc “Rác không tái chế”.

+ Đội nào phân loại đúng và nhanh sẽ là đội chiến thắng.

- GV mời HS thực hành phân loại rác tái chế và rác không thể tái chế.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu một số việc làm gây lãng phí và có tác hại đến môi trường, một số việc làm thể hiện tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường cũng như xử lí được một số tình huống trong thực tiễn.

Trong tiết học này, chúng ta sẽ tiếp tục nhận biết và nêu được các lợi ích của tiêu dùng tiết kiệm với môi trường sống; giải thích được các việc làm đúng và chưa đúng trong một số tình huống thực tế, cũng như biết sưu tầm, tìm kiếm các thông tin về các hoạt động tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Chúng ta cùng vào Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường (Tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của tiêu dùng tiết kiệm đối với môi trường sống

a. Mục tiêu: HS nhận biết và nêu được các lợi ích của tiêu dùng tiết kiệm đối với môi trường sống.  

b. Cách tiến hành

Bước 1:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm HS quan sát Sơ đồ Hình 7 SGK tr.54 và cho biết:

+ Giấy được sản xuất từ đâu?

+ Sử dụng giấy thế nào là hợp lí?

- GV mời đại diện 2-3 nhóm lên bảng chỉ vào sơ đồ và trình bày. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Giấy có thể tái chế. Chúng ta nên sử dụng hợp lí để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bước 2:

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi, kể về những việc HS và gia đình đã làm để thể hiện tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

- GV mời 2-3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành phân loại rác.

+ Rác tái chế: vỏ hộp sữa, vỏ chai nhựa, thùng giấy, lá cây.

+ Rác không thể tái chế: túi nilon.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

- HS chỉ theo sơ đồ và trình bày:

+ Giấy được sản xuất từ gỗ (người ta lấy gỗ từ thân cây để sản xuất giấy).

+ Sử dụng giấy hợp lí:

·        Sử dụng giấy báo cũ để làm túi giấy, hộp đựng đồ, phong bì thư,...

·        Lấy lượng giấy vừa đủ với nhu cầu sử dụng.

·        Tận dụng những quyển vở còn nhiều giấy trắng để làm nháp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án TNXH 3 chân trời bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo, GA word tự nhiên xã hội 3 ctst bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo, giáo án TNXH 3 chân trời sáng tạo bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO