Soạn giáo án TNXH 3 chân trời sáng tạo bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (tiết 2)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (tiết 2) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại cho HS nội dung tiết học trước. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trúc xanh”. - GV cho HS quan sát một bảng gồm 6 ô số. Phía dưới các ô là hình vẽ của một hoạt động sản xuất. - GV phổ biến cho HS cách chơi: + Lần lượt mỗi tổ sẽ chọn một ô số bất kì để mở và đoán tên hoạt động sản xuất trong tấm hình phía dưới. + Nếu tổ nào đoán đúng và nhanh nhất, sẽ nhận được một bông hoa. - GV mời HS tham gia vào trò chơi.
- GV yêu cầu HS trả lời: + Trong các hoạt động sản xuất trên, hoạt động nào là hoạt động sản xuất nông nghiệp? + Những hoạt động sản xuất còn lại là hoạt động sản xuất gì? - GV mời đại diện HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở tiết học trước, chúng ta đã đi tìm hiểu về các hoạt động sản xuất và lợi ích của các hoạt động sản xuất cũng như chia sẻ được với bạn bè những hoạt động sản xuất nông nghiệp có tại địa phương và những sản phẩm do các hoạt động sản xuất đó làm ra. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục được tìm hiểu về các hoạt động sản xuất thủ công, công nghiệp; chia sẻ được với bạn tên những hoạt động sản xuất thủ công, công nghiệp có tại địa phương và sản phẩm của các hoạt động sản xuất đó. Chúng ta cùng vào Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em (Tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về các hoạt động sản xuất thủ công, công nghiệp a. Mục tiêu: HS nhận biết được hoạt động sản xuất thủ công, công nghiệp. b. Cách tiến hành Bước 1 - GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS quan sát Hình 9-13 SGK tr.48 và cho biết: + Mỗi hình nói về hoạt động sản xuất gì? + Hoạt động sản xuất đó làm ra sản phẩm gì? + Hoạt động sản xuất đó mang lại lợi ích gì cho cuộc sống con người? + Đây là những hoạt động sản xuất gì (công nghiệp, nông nghiệp hay thủ công?).
- GV tổ chức cho 2-3 nhóm lên chỉ hình và trình trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS và GV cùng nhận xét, đánh giá. - GV mở rộng thêm cho HS hiểu biết về hoạt động sản xuất thủ công với những làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, cói Kim Sơn,... Bước 2: - GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 14-18 SGK tr.49 và cho biết: + Tên của các hoạt động sản xuất. + Sản phẩm từ các hoạt động sản xuất đó. + Hoạt động sản xuất đó mang lại lợi ích gì? + Hoạt động này là hoạt động sản xuất gì (công nghiệp, nông nghiệp hay thủ công?)
- GV mời đại diện 2-3 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV và HS cùng nhận xét. Bước 2: - GV tổ chức cho HS thi đua theo tổ, chơi trò chơi “Ghép đôi”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: HS sử dụng tranh, ảnh đã sưu tầm được hoặc ghi tên các sản phẩm để ghép vào bảng nhóm theo gợi ý sau:
- GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày sản phẩm và trình bày. - GV và HS cùng nhận xét. Hoạt động tiếp nối sau bài học GV yêu cầu HS về tìm hiểu thực tế một số hoạt động sản xuất tại địa phương và sưu tầm thêm tranh, ảnh, vật thật,....về các sản phẩm của những hoạt động sản xuất đó. |
- HS tham gia trò chơi. + Hoạt động chăn nuôi bò thịt. + Hoạt động trồng lúa. + Hoạt động làm gốm. + Hoạt động sản xuất xe máy. + Hoạt động làm giày da. + Hoạt động trồng cam
- HS trả lời: + Hoạt động sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi bò, trồng lúa, trồng cam. + Hoạt động sản xuất công nghiệp: sản xuất xe máy, làm giày da. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm, quan sát hình và thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày: + Hoạt động sản xuất và sản phẩm trong từng hình: · Hình 9: Làm gốm: bình hoa, lọ hoa, bát,... · Hình 10: Làm bánh tráng · Hình 11: Làm giỏ mây tre đan: rổ, giá, giỏ hoa,... · Hình 12: Dệt lụa: vải vóc, quần áo,... · Hình 13: Trạm khắc tượng gỗ: tượng. à Hoạt động sản xuất thủ công. + Lợi ích: cung cấp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để trang trí và sử dụng trong đời sống của mọi người. - Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS tiếp tục thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
|
Soạn giáo án TNXH 3 chân trời bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa, GA word tự nhiên xã hội 3 ctst bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa, giáo án TNXH 3 chân trời sáng tạo bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác