Bài tập về vẽ thêm đường trung bình để chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh ba điểm thẳng hàng

7. Cho $\Delta $ABC có các đường trung tuyến BD, CE cắt nhau tại G. Gọi H, I lần lượt là trung điểm của GB, GC. Chứng minh DE // HI và DE = HI.

8. Chứng minh rằng trong một hình thang, trung điểm hai cạnh bên, trung điểm hai đường chéo là bốn điểm thẳng hàng.

9. Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Đường thẳng đi qua hai trung điểm M, N của AB, CD cắt các đường thẳng AD, BC thứ tự tại P và Q. Chứng minh rằng $\widehat{APM}=\widehat{BQM}$


7.

Từ giả thiết ta có ED, HI lần lượt là các đường trung bình của $\Delta $ABC và $\Delta $GBC. Áp dụng định lí đường trung bình vào hai tam giác này ta được:

  • ED // BC; HI // BC
  • ED = $\frac{1}{2}$BC; HI = $\frac{1}{2}$BC

$\Rightarrow $ DE // HI; DE = HI

8.

Xét hình thang ABCD có AB // CD.

Gọi E, P, Q, F lần lượt là trung điểm của AD, BD, AC, BC thì EF, EP, EQ theo thứ tự là các đường trung bình của hình thang ABCD, $\Delta $ABD và $\Delta $ACD

Áp dụng định lí đường trung bình vào các tam giác và hình thang ta được:

  • EP // AB // CD
  • EQ // CD // AB
  • EF // AB // CD

Suy ra 4 điểm E, P, Q, F thẳng hàng (vì từ điểm E nằm ngoài hai đường thẳng AB // CD chỉ kẻ được một đường thẳng song song với hai đường thẳng đó)

9. 

Do M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD theo giả thiết nên vẽ thêm I là trung điểm của BD thì IM, IN theo thứ tự là đường trung bình của $\Delta $ABD và $\Delta $BCD.

Áp dụng định lí đường trung bình giả giả thiết vào $\Delta $ABD và $\Delta $BCD ta được:

  • IM // AC; IN // BC
  • IM = $\frac{1}{2}$AD; IN = $\frac{1}{2}$BC
  • AD = BC

$\Rightarrow $ IM = IN; $\widehat{M_{1}}=\widehat{P};\widehat{N_{1}}=\widehat{Q_{1}}$

$\Delta $NIM có IM = IN nên $\Delta $MNI cân tại I nên $\widehat{M_{1}}=\widehat{N_{1}}$

$\Rightarrow \widehat{P}=\widehat{Q_{1}}$ hay $\widehat{APM}=\widehat{BQM}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác