Cách giải bài toán dạng: Vận dụng kiến thức hình chữ nhật để giải toán

Tech12h xin gửi tới các bạn bài học Vận dụng kiến thức hình chữ nhật để giải toán. Tính độ dài đoạn thẳng của hình thang. Bài học cung cấp cho các bạn phương pháp giải toán và các bài tập vận dụng. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Chứng minh ba điểm thẳng hàng

Ta chứng minh 3 điểm thẳng hàng nhờ :

  • Tính chất góc bẹt.
  • Tính chất về đường chéo hình chữ nhật.
  • Tiên đề Ơ-clít về đường thẳng song song.

Ví dụ 1: Một đội công nhân đang trồng cây trên đoạn đường AB thì gặp chướng ngại vật che lấp tầm nhìn. Độ đã dựng các điểm C, D, E như trên hình vẽ rồi trồng cây tiếp trên đoạn đường EF vuông góc với DE. Vì sao AB và EF cùng nằm trên một đường thẳng.

Hướng dẫn:

Theo hình bên ta thấy, tứ giác BCDE có BC = ED và BC // ED vì có góc trong cùng phía bù nhau.

Do đó tứ giác BCDE là hình bình hành.

Tứ giác BCDE là hình bình hành có góc C vuông nên là hình chữ nhật.

Do đó $\widehat{CBE}=\widehat{DEB}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{ABE}=\widehat{BEF}=180^{\circ}$

$\Rightarrow $ A, B, E thẳng hàng và B, E, F thẳng hàng. Hay 4 điểm A, B, E, F thẳng hàng.

Vậy AB và EF cùng nằm trên một đường thẳng.

2. Vẽ thêm hình chữ nhật để tính độ dài đoạn thẳng, tính góc, chứng minh quan hệ về độ dài

- Ta vẽ thêm hình chữ nhật bằng cách kẻ đường vuông góc hoặc vẽ thêm hình bình hành có một góc vuông

- Sau đó ta áp dụng các tính chất:

Tính chất về cạnh hoặc đường chéo hình chữ nhật

Định lí Py-ta-go

Định lí đường trung tuyến với cạnh huyền của một tam giác vuông

Ví dụ 2: Tìm x trên hình vẽ dưới đây.

Hướng dẫn:

Kẻ BH $\perp $ DC thì tứ giác ABHD có ba góc vuông nên nó là hình chữ nhật.

Áp dụng tính chất về cạnh vào hình chữ nhật ABHD ta được:

  • DH = AB = 10
  • BH = AD = x

Do đó CH = CD - DH = 15 - 10 = 5

Áp dụng định lí Py-ta-go vào $\Delta $BHC vuông tại H ta được:

$BC^{2}=CH^{2}+HB^{2}\Rightarrow 13^{2}=5^{2}+x^{2}\Leftrightarrow x^{2}=144\Leftrightarrow x=12$

Vậy x = 12

3. Vẽ thêm đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh quan hệ về độ dài và tính góc

- Ta xác định tam giác vuông để vẽ thêm trung tuyến ứng với cạnh huyền

- Sau đó ta áp dụng tính chất về đường trung tuyến ứng với cạnh huyền hoặc dấu hiệu nhận biết tam giác vuông để giải bài toán.

Ví dụ 3: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD; AB < CD. Đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Tính độ dài đoạn MN biết HC = 5cm.

Hướng dẫn:

Từ giả thiết ta có MN là đường trung bình của hình thang cân ABCD

Áp dụng định lí đường trung bình vào hình thang ABCD ta được:

MN // DC $\Rightarrow $ MN // HC

AH là đường cao của hình thang nên AH $\perp $ DC hay $\Delta $ADH vuông tại H.

Mà M là trung điểm của AD nên HM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AD của $\Delta $AHD vuông.

$\Rightarrow $ HM = $\frac{1}{2}$AD và AM = MD

$\Rightarrow $ MH = MD

$\Rightarrow $ $\Delta $MDH cân tại M $\Rightarrow $ $\widehat{D}=\widehat{H_{1}}$

Lại có $\widehat{D}=\widehat{C}$ (do hình thang ABCD cân)

$\Rightarrow $ $\widehat{C}=\widehat{H_{1}}$. Do đó MH // NC

Xét tứ giác MHNC có ;

  • MH // NC
  • MN // HC

$\Rightarrow $ tứ giác MHNC là hình bình hành.

$\Rightarrow $ MN = HC = 5 (cm)

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Cho $\Delta $ABC vuông tại A, từ điểm D trên cạnh huyền BC vẽ DE $\perp $ AB, DF $\perp $ AC. Gọi I là trung điểm của EF. Chứng minh ba điểm A, I, D thẳng hàng.

2. Cho $\Delta $ABC cân tại A. Từ điểm D trên đáy BC kẻ đường vuông góc với BC cắt AB ở E và AC ở F. Vẽ các hình chữ nhật DBHE và CDFK. Chứng minh rằng A là trung điểm của HK

3. Cho $\Delta $ABC cân tại A, đường cao BH. Từ điểm M trên cạnh BC kẻ MP $\perp $ AB, MQ $\perp $ AC. Chứng minh rằng MP + MQ = BH.

4. Cho $\Delta $ABC có góc B nhọn và $\widehat{B}=2\widehat{C}$. Kẻ đường cao AH, trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = BH, gọi I là giao điểm của DH và BC. Chứng minh rằng:

a) AI = IC

b) AD = HC

5. Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Chứng minh rằng chiều cao BH bằng đường trung bình MN.

6. Cho $\Delta $ABC vuông tại A, đường cao AH, trung tuyến AM và phân giác AD. Chứng minh rằng:

a) $\widehat{HAB}=\widehat{MAC}$

b) AD là tia phân giác của $\widehat{HAM}$

c)  IH $\perp $ HK

Từ khóa tìm kiếm: giải toán lớp 8, các dạng toán lớp 8, phương pháp giải các dạng toán lớp 8, cách giải bài toán dạng Vận dụng kiến thức hình chữ nhật để giải toán.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác