Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 22: Giữ mãi màu canh

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Tuần 22: Giữ mãi màu canh có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của bài thơ "Lộc vừng mùa xuân" là ai?

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Trương Nam Hương
  • D. Hữu Thỉnh

Câu 2: Cây lộc vừng trong bài thơ được miêu tả với hình ảnh nào nổi bật?

  • A. Cây xanh tươi với lá to.
  • B. Thân cây mảnh mai và mỏng manh.
  • C. Cành nhỏ và hoa trắng.
  • D. Gốc cây lớn với chín nhánh rồng bay. 

Câu 3: Câu thơ “Dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm” gợi nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A. Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. 
  • B. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
  • C. Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.
  • D. Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Trần Anh Tông.

Câu 4: Câu thơ “Dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm” có ý nghĩa gì?

  • A. Gợi lên hình ảnh một anh hùng.
  • B. Diễn tả dáng đứng yếu đuối của cây.
  • C. Tạo cảm giác uy nghiêm và trang trọng của cây lộc vừng bên Hồ Gươm.
  • D. So sánh cây lộc vừng với các loài cây khác. 

Câu 5: Hình ảnh “lắng nghe hoài niệm đong đầy tuổi thơ” gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của cảnh vật xung quanh trong đời sống con người?

  • A. Cảnh vật thiên nhiên giúp con người có thêm niềm vui. 
  • B. Cảnh vật có khả năng gợi lại những ký ức và kỷ niệm đáng nhớ.
  • C. Thiên nhiên là nơi để con người tìm thấy sự yên bình.
  • D. Cảnh vật thay đổi theo thời gian, nhưng ký ức vẫn còn mãi.

Câu 6: Trong các cặp từ sau, đâu là cặp từ hô ứng thể hiện mối quan hệ lựa chọn?

  • A. nếu – thì. 
  • B. tuy – nhưng.
  • C. vì – nên. 
  • D. hoặc – hoặc.

Câu 7: Cặp kết từ nào sau đây thể hiện mối quan hệ tương phản?

  • A. Nếu … thì. 
  • B. Tuy … nhưng.
  • C. Vì … nên.
  • D. Hoặc … hoặc.

Câu 8: Chọn cặp từ hô ứng phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

Nó ✿ về đến nhà, bạn nó gọi đi ngay. 

  • A. bao nhiêu – bấy nhiêu. 
  • B. vừa – đã. 
  • C. hoặc – hoặc. 
  • D. càng – càng.   

Câu 9: Chọn cặp kết từ phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

Nó nóng nảy, mất bình tĩnh thì công việc  không thể hoàn thành như dự định được.

  • A. bao nhiêu – bấy nhiêu. 
  • B. vừa – đã. 
  • C. hoặc – hoặc. 
  • D. càng – càng.   

Câu 10: Câu văn nào dưới đây sử dụng cặp từ hô ứng để thể hiện sự bổ sung cho đặc điểm của một người?

  • A. "Anh ấy không chỉ học giỏi mà còn rất nhiệt tình."
  • B. "Nếu tôi rảnh thì tôi sẽ đi chơi."
  • C. "Tuy trời nắng gắt nhưng anh ấy vẫn đi làm."
  • D. "Càng tập luyện, bạn càng tiến bộ."

Câu 11: Trong phần thân bài của bài văn tả người, em cần tả những yếu tố nào?

  • A. Ngoại hình và hoạt động.
  • B. Tính cách và sở thích.
  • C. Ngoại hình, hoạt động và tính cách.
  • D. Gia đình và nghề nghiệp.

Câu 12: Trong bài văn tả người, thông thường phần nào giúp người viết thể hiện cảm xúc đối với nhân vật?

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài.
  • C. Kết bài.
  • D. Cả thân bài và kết bài.

Câu 13: Khi sửa bài văn tả người, em cần chú ý đến những lỗi nào?

  • A. Chỉ lỗi chính tả.
  • B. Chỉ lỗi ngữ pháp.
  • C. Lỗi về cấu tạo, nội dung, dùng từ, đặt câu và chính tả.
  • D. Chỉ lỗi về nội dung.

Câu 14: Khi viết bài văn tả người về một người thân yêu trong gia đình, em nên làm gì để bài viết chân thật và cảm động hơn? 

  • A. Tập trung vào các đặc điểm ngoại hình của người đó. 
  • B. Kể lại những kỷ niệm, cảm xúc gắn liền với người đó trong cuộc sống hàng ngày.
  • C. Mô tả một cách khô khan, không có cảm xúc.
  • D. Đưa ra các nhận xét về nhân vật từ người khác.

Câu 15: Năm nào Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng việc công nhận Cây di sản Việt Nam?

  • A. 2010. 
  • B. 2011.
  • C. 2012.
  • D. 2013.

Câu 16: Giàn Gừa nguyên sinh nằm ở địa phương nào?

  • A. Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. 
  • B. Huyện Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
  • C. Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
  • D. Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 17: Diện tích hiện nay của Giàn Gừa là bao nhiêu mét vuông?

  • A. 2.740 mét vuông. 
  • B. 3.000 mét vuông.
  • C. 4.000 mét vuông.
  • D. 5.000 mét vuông.

Câu 18: Hình ảnh “tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát” có ý nghĩa gì trong bài đọc?

  • A. Tượng trưng cho vẻ đẹp của cây và sự sống bao la của thiên nhiên. 
  • B. Cho thấy cây bị chặt tỉa rất nhiều.
  • C. Miêu tả cây đang chết dần.
  • D. Thể hiện tán cây chỉ vươn ra một khoảng nhỏ.

Câu 19: Theo bài đọc, điều gì giúp Giàn Gừa ở Cần Thơ vẫn tồn tại và phát triển sau những năm chiến tranh?

  • A. Khí hậu thuận lợi của miền Tây. 
  • B. Lượng mưa lớn quanh năm.
  • C. Diện tích đất rộng lớn.
  • D. Sự bảo tồn và chăm sóc của cộng đồng.

Câu 20: Ý nghĩa của việc công nhận cây di sản là gì?

  • A. Chỉ để quảng bá hình ảnh địa phương.
  • B. Để tạo thêm điểm du lịch.
  • C. Ghi nhận giá trị cảnh quan, môi trường và văn hóa lịch sử của cây.
  • D. Nhằm giúp cây phát triển nhanh hơn. 

Câu 21: Hình ảnh “những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương” gợi lên cảm giác gì về Giàn Gừa?

  • A. Sự cô đơn và tĩnh mịch. 
  • B. Sự nguy hiểm và huyền bí.
  • C. Sự già nua và sắp tàn.
  • D. Sự kiên cường, sức sống mãnh liệt và gắn bó với con người.

Câu 22: Ngư trường là gì?

  • A. Là nơi tiến hành việc xây dựng hoặc khai thác, có tập trung người và phương tiện. 
  • B. Là không gian sống của con người và sinh vật.
  • C. Là nơi chuyên khai thác, sản xuất và trồng rừng.
  • D. Là vùng biển tập trung nhiều hải sản, thuận tiện cho việc đánh cá.

Câu 23: Sinh thái là gì?

  • A. Tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.
  • B. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
  • C. Quan hệ giữa sinh vật (kể cả con người) với môi trường xung quanh.
  • D. Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

Câu 24: Theo em, môi trường có mối quan hệ như thế nào với con người?

  • A. Song hành. 
  • B. Bao quanh.
  • C. Bên trong.
  • D. Tác động.

Câu 25: Khi quan sát để chuẩn bị viết bài văn tả người, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

  • A. Khuôn mặt, dáng người, và trang phục của người được tả.
  • B. Tính cách và cảm xúc của người được tả.
  • C. Tính cách và sở thích của tác giả.
  • D. Địa điểm và thời gian quan sát người đó.

Câu 26: Em được yêu cầu viết bài văn tả người mẹ của mình, người có tính cách điềm đạm và hiền từ. Để thể hiện được tính cách này, em sẽ chọn chi tiết nào? 

  • A. Mô tả cách mẹ thường nói chuyện với người khác.
  • B. Nói về công việc của mẹ mà không mô tả thêm gì.
  • C. Chỉ nói về ngoại hình của mẹ.
  • D. Mô tả dáng vẻ ân cần của mẹ khi chăm sóc gia đình và ánh mắt dịu dàng khi nhìn em.

Câu 27: Khi viết bài văn tả một người bạn có tính cách kiên nhẫn, em nên chọn chi tiết nào dưới đây để làm rõ tính cách này? 

  • A. Tả cách bạn ấy luôn bình tĩnh giải quyết mọi bài toán khó mà không nản chí.
  • B. Mô tả ngoại hình của bạn ấy.
  • C. Nói về các sở thích của bạn ấy.
  • D. Tả cách bạn ấy nói chuyện với bạn bè.

Câu 28: Khi tả về một người bạn có niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc, em nên chọn chi tiết nào dưới đây để làm rõ đam mê này? 

  • A. Mô tả cách bạn ấy say sưa luyện tập nhạc cụ hàng giờ liền mà không biết mệt.
  • B. Mô tả trang phục bạn ấy hay mặc.
  • C. Kể về những lần bạn ấy đi chơi cùng bạn bè.
  • D. Tả về thành tích học tập của bạn ấy trong lớp.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác