Trắc nghiệm ôn tập Toán 7 cánh diều học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho tứ giác MNPQ, MN // PQ, MN = PQ, I là giao điểm của MP và NQ. Cho các khẳng định sau:
a) MQ = NP;
b) IM = IP;
c) IN = IQ.
Số khẳng định sai là:
A. 0;
- B. 1;
- C. 2;
- D. 3.
Câu 2: Qua trung điểm H của đoạn thẳng BC, kẻ đường thẳng vuông góc với BC, trên đường thẳng vuông góc đó lấy hai điểm A và I. Nối CA, AB, IB, IC. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
- A. ∆ABH = ∆ACH;
- B. ∆IBH = ∆ICH;
- C. ∆BAI = ∆CAI;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Cho hình sau, cần thêm điều kiện gì để ∆ACP = ∆ABN theo trường hợp cạnh- góc- cạnh
- A. AC = AB;
- B. CP = BN;
C. AC = AB và AP = AN;
- D. AP = AN và PC = NB.
Câu 4: Cho hai tam giác ABC và MNP như hình vẽ dưới đây:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. ∆ABC = ∆MNP;
- B. ∆ABC = ∆MPN;
- C. ∆ABC = ∆NMP;
- D. ∆ABC = ∆NPM.
Câu 5: Hai tam giác bằng nhau là
- A. hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau;
- B. hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau;
- C. hai tam giác có thể đặt chồng khít lên nhau;
D. Cả A, B và C.
Câu 6: Cho hình dưới đây. Số đo x là
- A. 90°;
- B. 110°;
- C. 40°;
D. 100°.
Câu 7: Cho tam giác ABC vuông tại A, AH⊥BC (H thuộc BC), =35°. Số đo góc BAH là:
- A. 55°;
- B. 45°;
C. 35°;
- D. 25°.
Câu 8: Cho f(x)=2x4–4x2+6x3+2x+3;g(x)=x+3 và f(x) + k(x) = g(x). Hệ số tự do của đa thức k(x) là:
- A. –1;
- B. 4;
C. 0;
- D. 6.
Câu 9: Cho đơn thức một biến: 3x2. Hệ số của đơn thức là
A. 3;
- B. x;
- C. 2;
- D. 9.
Câu 10: Cho đa thức sau f(x) = x2 + 10x + 9. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho:
A. –9;
- B. 1;
- C. 0;
- D. –4.
Câu 11: Nhiệt độ ở Canada được đo bằng độ Celsius (độ C) nhưng ở Mỹ được đo bằng độ Fahrenheit (độ F). Công thức tính số đo độ theo số đo độ C là F = 1,8C + 32. Tại một vùng biên giới giữa hai nước Mỹ và Canada, nếu nhiệt độ của vùng tại một thời điểm là 23 °F thì nhiệt độ của vùng đó ở cùng thời điểm trên là bao nhiêu độ C?
A. –5 °C;
- B. –16,2 °C;
- C. 5 °C;
- D. 16,2 °C.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. 5a + 1 là biểu thức số;
- B. 20 + 1 là biểu thức số;
- C. 30 – (2 + 5) x 32 là biểu thức số;
- D. 0 là biểu thức số.
Câu 13: Bạn Nam dự định mua 4 quyển vở có giá 5 000 đồng/quyển và 5 chiếc bút giá x đồng/ chiếc. Khi đến cửa hàng, bạn Nam thấy giá quyển vở mà bạn định mua đã giảm 20% và giá chiếc bút đã tăng 10%. Viết biểu thức T tính số tiền bạn Nam phải trả khi mua số quyển vở, bút khi đã thay đổi giá và hỏi nếu bạn Nam mang 70 000 đồng có đủ để mua số lượng đồ đó không? Biết số tiền mang đi vừa đủ để mua vở và bút như dự định khi chưa thay đổi giá.
- A. T = 20 000 + 5x (đồng) và Nam mang đủ tiền;
- B. T = 16 000 + 4,5x (đồng) và Nam mang đủ tiền;
C. T = 16 000 + 5,5x (đồng) và Nam mang thiếu tiền;
- D. T = 20 000 + 5,5x (đồng) và Nam mang thiếu tiền
Câu 14: Cho ∆ABC có AD là đường cao như hình bên.
Trong ba cạnh AB, AD, AC, cạnh nào ngắn nhất?
A. AD;
- B. AB;
- C. AC;
- D. Không thể so sánh được.
Câu 15: Cho ∆ABC vuông tại B. Trên đường thẳng BC lấy điểm I, J, K sao cho AI < AJ < AK. Hỏi B là hình chiếu của các điểm nào lên đường thẳng AB?
- A. C, J, A, K;
- B. A, C, K, J;
- C. I, J, C, A;
D. I, J, C, K.
Câu 16: Một con đường quốc lộ có vị trí với hai điểm dân cư A và B như hình vẽ dưới đây.
Hãy tìm trên đường quốc lộ đó một địa điểm C để xây dựng trạm y tế sao cho trạm y tế cách đều hai điểm dân cư A và B.
- A. C là điểm bất kỳ nằm trên đường quốc lộ;
- B. C là điểm bất kỳ thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nối hai khu dân cư;
C. C là giao điểm giữa con đường quốc lộ và đường trung trực của đoạn thẳng AB nối hai khu dân cư;
- D. Không có điểm C thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 17: Cho ∆ABC vuông tại A có =60°. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AC = AD. ∆BCD là tam giác gì?
- A. Tam giác vuông;
- B. Tam giác vuông cân;
- C. Tam giác cân;
D. Tam giác đều.
Câu 18: Cho hình vẽ sau
Biết MG = 3 cm. Tính MR.
- A. 1 cm;
- B. 2 cm;
- C. 3 cm;
D. 4,5 cm.
Câu 19: Cho ∆ABC có hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G. Biết BE = CF. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
- A. ∆BCG cân tại G;
- B. ∆ABC cân tại A;
- C. AG ⊥ BC;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Cho ∆ABC có AH vừa là đường cao, vừa là đường phân giác. Hỏi ∆ABC chắc chắn là tam giác gì?
A. Tam giác cân;
- B. Tam giác đều;
- C. Tam giác vuông;
- D. Tam giác nhọn.
Câu 21: Cho tam giác KIL có góc I là 62°. Đường phân giác góc K và góc L cắt nhau tại O. Số đo góc KIO là
- A. 62°;
B. 31°;
- C. 60°;
- D. Không xác định.
Câu 22: Cho hình dưới đây. Số đo góc BIC là:
- A. 70°;
- B. 110°;
C. 125°;
- D. 140°.
Câu 23: Cho ∆ABC đều. Trên các cạnh AB, BC, CA lấy theo thứ tự ba điểm M, N, P sao cho AM = BN = CP. Giao điểm của ba đường trung trực của ∆MNP là:
- A. Điểm B;
- B. Trung điểm của cạnh NP;
- C. Trung điểm của cạnh MN;
D. Giao điểm của ba đường trung trực của ∆ABC.
Câu 24: Cho ∆ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm M bất kì. Vẽ các điểm D và E sao cho AB là đường trung trực của MD và AC là đường trung trực của ME. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
- A. Ba điểm D, A, E thẳng hàng;
- B. DE ngắn nhất khi và chỉ khi AM ngắn nhất;
- C. AM ngắn nhất khi và chỉ khi M là hình chiếu của A lên cạnh BC;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Khẳng định đúng là
A. ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm, điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó;
- B. ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm, điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó;
- C. ba đường trung trực của một tam giác không cùng đi qua một điểm;
- D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 26: Phát biểu đúng là
- A. Một tam giác có ba đường trung trực;
- B. Trong một tam giác, đường trung trực của tam giác là đường trung trực của mỗi cạnh;
- C. Đường trung trực của tam giác có thể không đi qua đỉnh;
D. Cả A, B và C đều đúng.
Bình luận