Trắc nghiệm ôn tập Toán 7 cánh diều học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Các đường trung tuyến AM, BN, CP.
Khẳng định đúng là
A. AM là đường trung trực của tam giác ABC;
- B. BN là đường trung trực của tam giác ABC;
- C. CP là đường trung trực của tam giác ABC;
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2: Cho ∆ABC, gọi I là giao điểm của hai đường trung trực của hai cạnh AB và AC. Kết quả nào dưới đây đúng?
- A. IA > IB > IC;
B. IA = IB = IC;
- C. IA < IB < IC;
- D. Không thể so sánh được độ dài của IA, IB, IC.
Câu 3: Cho ∆ABC có AB = 3 cm, AC = 5 cm, BC = 6 cm. Gọi O là giao điểm của các tia phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C của ∆ABC. Kẻ OH ⊥ BC tại H, OK ⊥ AB tại K và OI ⊥ AC tại I. Độ dài đoạn thẳng HB bằng:
- A. 1 cm;
B. 2 cm;
- C. 3 cm;
- D. 4 cm.
Câu 4: Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó:
- A. IA = IB = IC ;
- B. ID = IE;
C. I cách đều ba cạnh của tam giác ABC;
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Cho ∆ABC có M là trung điểm của BC. G là trọng tâm của tam giác và AG = 12 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AM.
A. 18 cm;
- B. 16 cm;
- C. 14 cm;
- D. 13 cm.
Câu 6: Cho ∆ABC có G là trọng tâm như hình bên.
Tìm x, biết AG = 4x + 6 và AM = 9x.
- A. x = 4;
- B. x = 1;
- C. x = 2;
D. x = 3.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây đúng?
- A. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng đó;
B. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy;
- C. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng tại đầu mút của đoạn thẳng ấy;
- D. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy.
Câu 8: Cho ∆ABC (AB < AC), đường cao AH (H ∈ BC). Lấy điểm K bất kì thuộc AH (K ≠ H). Trong các đoạn thẳng AB, AC, AH, BK, CK, KH, đoạn thẳng nào ngắn nhất?
- A. AH;
B. KH;
- C. BK;
- D. CK.
Câu 9: Cho ∆MNP vuông tại M. Vẽ MH ⊥ NP tại H. Trên cạnh NP lấy điểm E sao cho NE = MN. Trên cạnh MP lấy điểm F sao cho MF = MH. Khoảng cách từ E đến đường thẳng MP là đoạn thẳng:
- A. EM;
B. EF;
- C. EP;
- D. EN.
Câu 10: Hai nhà máy được xây dựng tại hai địa điểm A và B cùng nằm về một phía của khúc sông thẳng. Lấy điểm mốc D ở phía bên kia bờ sông là điểm đối xứng của nhà máy A qua khúc sông thẳng.
Tìm trên bờ sông một địa điểm C để xây dựng trạm bơm sao cho tổng chiều dài đường ống dẫn nước từ C đến A và đến B nhỏ nhất.
A. C là giao điểm của BD và bờ sông;
- B. C là giao điểm của AB và bờ sông;
- C. C hình chiếu của A lên bờ sông;
- D. C là hình chiếu của B lên bờ sông.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây đúng?
- A. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng đó;
B. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy;
- C. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng tại đầu mút của đoạn thẳng ấy;
- D. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy.
Câu 12: Cho ∆ABC vuông tại B. Trên đường thẳng BC lấy điểm I, J, K sao cho AI < AJ < AK. Hỏi B là hình chiếu của các điểm nào lên đường thẳng AB?
- A. C, J, A, K;
- B. A, C, K, J;
- C. I, J, C, A;
D. I, J, C, K.
Câu 13: Cho ∆ABC. Vẽ AD ⊥ BC, BE ⊥ AC, CF ⊥ AB (D ∈ BC, E ∈ AC, F ∈ AB). So sánh AD + BE + CF và chu vi C của ∆ABC.
- A. AD + BE + CF = C;
B. AD + BE + CF < C;
- C. AD + BE + CF > C;
- D. Không thể so sánh được.
Câu 14: Cho hình vẽ sau:
Khẳng định nào sau đây là đúng ?
- A. ΔAIB = ΔMIN;
- B. ΔAIB = ΔMNI;
- C. ΔAIB = ΔIMN;
D. ΔAIB = ΔNIM.
Câu 15: Cho hình vẽ sau:
Kết luận nào sau đây sai?
- A. AB = MP;
B. ∆ABC = ∆MNP;
- C. BC = NP;
- D. ∆ABC = ∆MPN.
Câu 16: Cho ∆ABC = ∆MNP. D,E, Q, R lần lượt là trung điểm của BC,CA, NP,PM. Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. ∆ABD = ∆MNQ;
- B. ∆CDE = ∆PQR;
- C. ∆ADC = ∆MQP;
D. ∆ACD = ∆MQP.
Câu 17: Cho tam giác ABC và điểm M thuộc cạnh BC thỏa mãn ∆ABM = ∆ACM. Biết BC = 6 cm, số đo cạnh BM là:
- A. 6 cm;
- B. 5 cm;
- C. 4 cm;
D. 3 cm.
Câu 18: Cho tam giác MNP vuông tại M và góc P bằng 58°. Số đo góc N là
A. 32°;
- B. 90°;
- C. 122°;
- D. 29°.
Câu 19: Cho hình vẽ:
Số đo góc HIK là:
- A. 102°;
- B. 85°;
- C. 58°;
D. 122°.
Câu 20: Người ta rót nước từ một can đựng 20 lít nước sang một bể rỗng có dạng hình lập phương với cạnh 20 cm. Khi mực nước trong bể cao h (cm) thì thể tích nước trong can còn lại là bao nhiêu? Biết rằng 1 lít = 1 dm3.
A. 20 – 0,4h (lít);
- B. 20 + 0,4 (lít);
- C. 20 + 0,4h (lít);
- D. 20 – 0,4 (lít).
Câu 21: Quan hệ giữa quãng đường chuyển động y (m) và thời gian chuyển động x (giây) của chuyển động rơi tự do được biểu diễn gần đúng bởi công thức y = 5x2. Người ta thả rơi tự do một vật nặng từ độ cao 200 m xuống đất. Hỏi khi vật nặng còn cách mặt đất 20 m thì nó đã rơi được thời gian bao lâu?
- A. 4 giây;
- B. 5 giây;
C. 6 giây;
- D. 7 giây.
Câu 22: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. 3 x 4 – 3 x 5 là biểu thức đại số;
- B. 3a2 là biểu thức đại số;
- C. 0 là biểu thức đại số;
D. x + y không phải là biểu thức đại số.
Câu 23: Biểu thức a – b3 được phát biểu bằng lời là:
- A. Lập phương của hiệu a và b;
- B. Hiệu của a và bình phương của b;
C. Hiệu của a và lập phương của b;
- D. Hiệu của a và b.
Câu 24: Nhận định nào dưới đây sai?
- A. x + x = 2x;
- B. x – x = 0;
C. 1x = 10 + x;
- D. x0 = 0x = 0.
Câu 25: Cho tam giác ABC có M là trung điểm cạnh BC. Kẻ tia Ax đi qua M. Qua B, C lần lượt kẻ các đường thẳng vuông góc với Ax, cắt Ax tại H và K. So sánh BH và CK
A. BH = CK;
- B. BH = 2CK;
- C. BH > CK;
- D. BH < CK.
Bình luận