Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Toán 7 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(I) Số thực dương lớn hơn số thực âm.

(II) Số 0 là số thực dương.

(III) Số thực dương là số tự nhiên.

(IV) Số nguyên âm là số thực.

Số phát biểu sai là:

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng:

  • A. Số hữu tỉ 0 là số hữu tỉ âm;
  • B. Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ âm, cũng không là số hữu tỉ dương;
  • C. Số hữu tỉ 0 là số hữu tỉ dương;
  • D. Số hữu tỉ 0 vừa là số hữu tỉ âm, vừa là số hữu tỉ dương.

Câu 3: So sánh hai số a = 0,123456…. và b = 0,(123) ta được:

  • A. a < b;
  • B. a = b;
  • C. a > b;
  • D. Không so sánh được.

Câu 4: Chọn khẳng định đúng về quy tắc chuyển vế đối với số hữu tỉ:

  • A. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta giữ nguyên dấu của số hạng đó;
  • B. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu số hạng còn lại;
  • C. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu của tất cả các số hạng trong phép tính;
  • D. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải đổi dấu số hạng đó.

Câu 5: Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn 2.12313131... Chu kì của số này là

  • A. 123
  • B. 13
  • C. 313
  • D. 31

Câu 6: Kết quả của phép tính 0.5 + (TRẮC NGHIỆM) là:

  • A. TRẮC NGHIỆM 
  • B. TRẮC NGHIỆM 
  • C. TRẮC NGHIỆM 
  • D. TRẮC NGHIỆM 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nếu a là số nguyên thì a cũng là số thực;
  • B. Nếu a là số tự nhiên thì a không phải là số vô tỉ;
  • C. Số 0 là số thực dương.
  • D. Tập hợp các số thực được kí hiệu là ℝ.

Câu 8: Trong các phép tính của số hữu tỉ, thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc là:

  • A. Cộng và trừ → Nhân và chia → Lũy thừa;
  • B. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ;
  • C. Nhân và chia → Cộng và trừ → Lũy thừa;
  • D. Lũy thừa → Cộng và trừ → Nhân và chia

Câu 9: 23 là kết quả của phép tính nào sau đây:

  • A. 12 + (− 2) x 8;
  • B. 8 − 4 + 37;
  • C. 7 x 4 + (−3) ;
  • D. 9 x 8 − TRẮC NGHIỆM.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(I) Mỗi số thực đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.

(II) Mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số hữu tỉ.

(III) Các điểm biểu diễn số thực lấp đầy trục số.

(IV) Trục số cũng được gọi là trục số thực.

Các phát biểu đúng là:

  • A. (I), (II) và (III);
  • B. (II), (III) và (IV);
  • C. (I), (III) và (IV);
  • D. (I), (II) và (IV).

Câu 11: Trên trục số nằm ngang, điểm M và N lần lượt biểu biễn hai số thực m và n. Nếu m < n thì:

  • A. Điểm M nằm bên trái điểm N;
  • B. Điểm M nằm bên phải điểm N;
  • C. Điểm M nằm phía dưới điểm N;
  • D. Điểm M nằm phía trên điểm N.

Câu 12: Thực hiện phép tính (- 4,1)  + ( - 13,7) + (+ 31) + (- 5,9) + (- 6,3) ta được kết quả là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 0
  • D. 3

Câu 13: Tìm x, biết: x + (− x + 3) – (x − 7) = 9.

  • A. x = 1;
  • B. x = 2;
  • C. x = 3;
  • D. x = 7.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mọi số thực đều là số vô tỉ;
  • B. Mỗi số hữu tỉ đều là số vô tỉ;
  • C. Mọi số thực đều là số hữu tỉ;
  • D. Số thực có thể là số vô tỉ hoặc số hữu tỉ.

Câu 15: Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức − (− a + b − 5 − c) ta được kết quả là:

  • A. − a + b − 5 − c;
  • B. a + b − 5 − c;
  • C. a − b + 5 + c;
  • D. − a − b + 5 + c.

Câu 16: Tính nhanh: 21,6 + 34,7 + 78,4 + 65,3 , ta được kết quả là :

  • A. 100
  • B. 200
  • C. 300
  • D. 400

Câu 17: Cho biểu thức: − (97 – x + 17) – (x + 123 – 6) – (37 – x). Rút gọn biểu thức ta được kết quả:

  • A. x + 268;
  • B. – 268 + x;
  • C. – x + 260;
  • D. – x – 260.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. số nguyên không phải số thực
  • B. Phân số không phải số thực
  • C. Số vô tỉ không phải số thực
  • D. Cả ba loại số trên đều là số thực

Câu 19: Trong đợt tri ân khách hàng của một cửa hàng điện máy xanh, cửa hàng giảm 20% giá niêm yết cho mỗi một sản phẩm tivi LG. Cửa hàng vẫn lãi 10% của giá nhập về đối với mỗi chiếc tivi bán ra. Giá niêm yết của một chiếc tivi là bao nhiêu, biết rằng mỗi sản phẩm tivi bán ra thì cửa hàng lãi được 800 000 đồng.

  • A. 9 triệu đồng;
  • B. 12 triệu đồng;
  • C. 11 triệu đồng;
  • D. 15 triệu đồng;

Câu 20: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Thương của 10 chia 3 là một số thâp phân hữu hạn;
  • B. Thương của 4 chia 3 là một số thập phân hữu hạn;
  • C. Thương của 63 chia 15 là một số thập phân vô hạn tuần hoàn;
  • D. Thương của 11 chia 18 là một số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Câu 21: Điền từ còn thiếu hợp lí vào phát biểu sau: “Trên trục số, hai số thực (phân biệt) có điểm biểu diễn nằm về hai phía của điểm gốc 0 và cách đều điểm gốc 0 được gọi là …”

  • A. hai số bằng nhau;
  • B. hai số khác nhau;
  • C. hai số nghịch đảo;
  • D. hai số đối nhau.

Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào dấu “…”: Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có tính chất: trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện…

  • A. không liên tục;
  • B. không liên tiếp mãi;
  • C. liên tiếp mãi;
  • D. Không có đáp án đúng.

Câu 23: Khi số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,(47) được viết dưới dạng phân số tối giản thì tử và mẫu hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

  • A. Mẫu nhỏ hơn tử 52 đơn vị;
  • B. Mẫu nhỏ hơn tử 49 đơn vị;
  • C. Mẫu lớn hơn tử 49 đơn vị;
  • D. Mẫu nhỏ hơn tử 52 đơn vị.

Câu 24: So sánh 0,5(25) và 0,(52).

  • A. 0, 5(25) > 0,(52);
  • B. 0,5(25) = 0,(52);
  • C. 0,5(25) < 0,(52);
  • D. 0,5(25) 0,(52).

Câu 25: Trong các số dưới đây, số thập phân vô hạn tuần hoàn là:

  • A. 0.202
  • B. -6.25
  • C. 0.011
  • D. -1.(3)

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác