Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời tập 2 Ôn tập bài 10: Tiếng vọng những ngày qua (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 10: Tiếng vọng những ngày qua (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

  • A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
  • B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
  • D. Trước năm 1930.

Câu 2: Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ “Nhớ rừng”, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

  • A. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
  • B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
  • C. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
  • D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Câu 3: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào?

  • A. Thể thơ tự do, giọng điệu nhẹ nhàng, du dương.
  • B. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, húng tráng.
  • C. Thể thơ thất ngôn bát cú, giọng điệu bi ai, sầu thảm.
  • D. Thể thơ tứ tuyệt, giọng thơ sầu thảm, thống thiết.

Câu 4: Cảm xúc chủ đạo của con hổ trong đoạn thơ là gì?

  • A. Vui mừng khi nhớ về quá khứ.
  • B. Buồn bã vì hiện tại cô đơn.
  • C. Nỗi nhớ da diết về quá khứ huy hoàng.
  • D. Sự tức giận với hoàn cảnh hiện tại.

Câu 5: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất để thể hiện nỗi nhớ rừng của con hổ?

  • A. So sánh.
  • B. Điệp từ và câu hỏi tu từ.
  • C. Nhân hóa.
  • D. Ẩn dụ.

Câu 6: Chủ đề của bài thơ “Nhớ rừng” là gì? 

  • A. Tình yêu thiên nhiên.
  • B. Sự chán ghét thực tại tầm thường và khao khát tự do mãnh liệt.
  • C. Cuộc sống trong vườn bách thú.
  • D. Sự tuyệt chủng của động vật hoang dã.

Câu 7: Trong bài thơ “Mùa xuân chín”, trong khổ thơ thứ nhất tác giả miêu tả những cảnh vật nào của bức tranh thiên nhiên mùa xuân?

  • A. Nắng, khỏi, mái nhà tranh, giàn thiên lí.
  • B. Sông, núi, rừng, biển. 
  • C. Đường phố, nhà cao tầng, xe cộ.
  • D. Bãi biển, cát trắng, song vỗ.

Câu 8: Hai dòng thơ "Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi" có thể được hiểu là lời của ai?

  • A. Chỉ của chủ thể trữ tình - nhân vật "khách xa".
  • B. Chỉ của thiên nhiên mùa xuân.
  • C. Có thể là của chủ thể trữ tình hoặc là lời trêu đùa của thiên nhiên mùa xuân.
  • D. Của các cô thôn nữ trong bài thơ.

Câu 9: Cách ngắt nhịp nào được sử dụng trong ba khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân chín”?

  • A. Ngắt nhịp 3/4.
  • B. Ngắt nhịp 4/3.
  • C. Ngắt nhịp 2/5.
  • D. Ngắt nhịp 5/2.

Câu 10: Từ "còn" trong câu hỏi tu từ “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sống trắng nắng chang chang?” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

  • A. Vui mừng, hạnh phúc, phấn khởi.
  • B. Tức giận, bực hội, cáu gắt.
  • C. Bâng khuâng, nhớ nhung, tiếc nuối.
  • D. Hờ hững, lánh đạm, thờ ơ.

Câu 11: Trong 5 dòng thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân chin”, mùa xuân được miêu tả như thế nào?

  • A. Mùa xuân tĩnh lặng và yên bình.
  • B. Mùa xuân không tĩnh lặng mà nhịp bước theo thời gian qua “bóng xuân sang”.
  • C.  Mùa xuân buồn bã và u ám.
  • D. Mùa xuân chỉ có màu xanh duy nhất.

Câu 12: Người quan sát cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Mùa xuân chín” bằng những giác quan nào?

  • A. Người quan sát cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng thị giác.
  • B. Người quan sát cảm nhận bức tranh theine nhiên bằng thính giác.
  • C. Người quan sát cảm nhận bức tranh bằng thị giác và thính giác.
  • D. Người quan sát cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng thị giác, thính giác và tổng hòa nhiều giác quan.

Câu 13: Kí ức tuổi thơ được miêu tả như thế nào trong văn bản “Kí ức tuổi thơ”?

  • A. Buồn bã và u ám.
  • B. Diệu vợi và đẹp đẽ như câu chuyện cổ tích.
  • C. Khó khăn và đầy thử thách.
  • D. Nhạt nhẽo và không đáng nhớ.

Câu 14: Đối với những người có kí ức tuổi thơ không đẹp, việc nhắc nhớ lại có tác động như thế nào tới họ?

  • A. Khiến họ cảm thấy hạnh phúc vì đã vượt qua được khoảng thời gian đó.
  • B. Không ảnh hưởng gì đến họ.
  • C. Khiến họ tổn thương, tâm hồn và trái tim nhói đau và hụt hẫng.
  • D. Giúp học cảm thấy nhẹ nhõm khi đã vượt qua được khoảng thời gian đó

Câu 15: Kí ức tuổi thơ có vai trò gì trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc sống?

  • A. Là nguồn gây thêm áp lực cho chúng ta.
  • B. Là liều thuốc an thần giúp vượt qua khó khăn trong cuộc đời.
  • C. Không có vai trò gì đặc biệt trong cuộc sống.
  • D. Là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong cuộc sống.

Câu 16: Văn bản khẳng định điều gì về ký ức tuổi thơ?

  • A. Chỉ những ký ức vui vẻ mới có giá trị.
  • B. Ký ức buồn nên bị lãng quên.
  • C. Dù vui hay buồn, ký ức tuổi thơ đều có ý nghĩa.
  • D. Ký ức tuổi thơ không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại.

Câu 17: Theo văn bản, thái độ nào nên có đối với ký ức tuổi thơ?

  • A. Lãng quên và bỏ qua.
  • B. Trân trọng và gìn giữ.
  • C. Xem nhẹ và không quan tâm.
  • D. Chỉ nhớ những điều tốt đẹp.

Câu 18: Thông điệp chính của văn bản “Kí ức tuổi thơ” là gì? 

  • A. Nên cố gắng trở thành người lớn càng sớm càng tốt.
  • B. Tuổi thơ không quan trọng bằng tuổi trưởng thành. 
  • C. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp là điều quý giá trong cuộc đời.
  • D. Người lớn luôn hạnh phúc hơn trẻ con. 

Câu 19: Sự phát triển từ vựng thường diễn ra theo mấy cách chính?

  • A. 1 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 20: Đâu là một cách tạo từ ngữ mới?

  • A. Thay đổi trật tự từ.
  • B. Thêm dấu câu vào từ.
  • C. Cấu tạo từ những yếu tố, chất liệu theo quy tắc có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ.
  • D. Thay đổi cách phát âm.

Câu 21: Từ nào sau đây là ví dụ về việc vay mượn từ ngữ nước ngoài?

  • A. Lớp học ảo.
  • B. Điện thoại thông minh.
  • C. Internet.
  • D. Truyền hình số.

Câu 22: Sự xuất hiện của từ "AIDS" trong tiếng Việt là ví dụ cho hiện tượng nào?

  • A. Tạo từ mới từ chất liệu có sẵn
  • B. Vay mượn từ ngữ nước ngoài
  • C. Chuyển nghĩa
  • D. Tạo từ ghép

Câu 23: Cách nào là tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên?

  • A. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ sang một lớp nghĩa đối lập.
  • B. Dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau.
  • C. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
  • D. Đưa vào một từ ngữ mới với vỏ ngữ âm mới hoàn toàn.

Câu 24: Mở đầu văn bản, sông Đáy được so sánh với ai?

  • A. Người cha.
  • B. Người mẹ.
  • C. Người anh. 
  • D. Người chị.

Câu 25: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm về hình thức của bài thơ “Sông Đáy”?

  • A. Không vần. 
  • B. Ngắt nhịp phóng túng theo cảm xúc.
  • C. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.
  • D. Từ ngữ được kết hợp mới lạ.

Câu 26: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự gắn kết giữa kí ức về mẹ và kí ức về sông Đáy?

  • A. "Sông Đáy ơi, Sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại"
  • B. "Mẹ tôi đã già như cát bên bờ"
  • C. "Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt"
  • D. "Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi"

Câu 27: Thông điệp chính của bài thơ là gì?

  • A. Hãy quên đi quá khứ để hướng tới tương lai.
  • B. Trân trọng và gìn giữ kí ức tuổi thơ gắn với quê hương và mẹ.
  • C. Phải luôn sống ở quê hương mới có thể hiểu về nó.
  • D. Chỉ có những kỉ niệm vui mới đáng được gìn giữ.

Câu 28: Chủ đề chính của bài thơ “Sông Đáy” là gì? 

  • A. Vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương. 
  • B. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ dành cho con sông quê hương và người mẹ.
  • C. Sự thay đổi của quê hương theo thời gian.
  • D. Nỗi buồn của nhà thơ khi xa quê hương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác