Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 CTST bài 5: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bản chất của những nhân vật mang lốt xấu xí là gì?

  • A. Ban đầu không có sự tương ứng giữa bản chất bên trong tốt đẹp và hình dáng bên ngoài xấu xí.
  • B. Có sự tương thích giữa bản chất bên trong tốt đẹp và hình dáng bên ngoài xấu xí.
  • C. Bản chất bên trong cũng như hình dáng bên ngoài đều xấu xí, nham hiểm.
  • D. Bản chất tốt đẹp song lốt xấu xí chỉ là sự hóa thân để che đi vẻ đẹp bên trong.

Câu 2: Điều gì đã quý định cái kết thúc có hậu tươi sáng của cốt truyện cổ tích thần kì?

  • A. Đặc điểm của nhân vật lí tưởng.
  • B. Ước mơ công lí của nhân dân.
  • C. Đặc điểm của nhân vật lí tưởng và ước mơ công lí của nhân dân.
  • D. Bối cảnh thời đại và ước mơ công lí của nhân dân.

Câu 3: Vì sao nhân vật lí tưởng luôn nhận được phần thưởng lớn khi truyện kết thúc?

  • A. Để xứng đáng với đạo đức, tài năng và những khó khăn mà nhân vật đã trải qua.
  • B. Vì đó là mô-típ được quy định trong truyện cổ tích thần kì.
  • C. Để phù hợp với mạch truyện của truyện cổ tích thần kì.
  • D. Để phù hợp với tâm lí của nhân vật.

Câu 4: Vì sao nhân vật lí tưởng kết hôn, lên ngôi thì vẫn bị thử thách ở hoàn cảnh, địa vị mới?

  • A. Vì dù là ông vua, là hoàng hậu thì vẫn thuộc về nhân dân.
  • B. Để câu chuyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn.
  • C. Vì đó là mô-típ của truyện cổ tích thần kì.
  • D. Vì để mạch truyện được liền mạch.

Câu 5: Điều gì khiến nhân vật lí tưởng khôi phục lại sự tương ứng giữa ngoại hình và bản chất?

  • A. Điều kiện xã hội.
  • B. Sự đồng cảm, thương xót của nhân dân.
  • C. Bản lĩnh, ý chí.
  • D. Đạo đức, tài năng.

Câu 6: Ở phần kết thúc tác phẩm, nhân vật lí tưởng nhận được điều gì?

  • A. Vàng bạc, châu báu.
  • B. Thăng quan tiến chức.
  • C. Hóa thành tiên trên trời.
  • D. Những phần thưởng lớn nhất.

Câu 7: Truyện cổ tích thần kì thường kết thúc bằng mô-típ nào?

  • A. Cảnh vật tươi sáng, con người đều được sống hạnh phúc viên mãn.
  • B. Nhân vật được đoàn tụ, được sống hạn phúc bên người mình yêu.
  • C. Nhân vật được đổi đời, trở nên giàu có.
  • D. Nhân vật kết hôn, lên ngôi, sống hạnh phúc và cảnh vật xung quanh cũng thay đổi, tươi sáng.

Câu 8: Kết thúc của truyện cổ tích thần kì có ý nghĩa gì?

  • A. Là những điều nhân dân mơ ước được hướng tới, là những điều người lao động không bao giờ có trong xã hội cũ.
  • B. Là những điều mà thực tế cuộc sống con người đang được hưởng.
  • C. Phù hợp với mạch truyện, với sự phát triển tình tiết câu chuyện.
  • D. Thể hiện tấm lòng nhân đạo, tương thân tương ái dành cho nhân vật.

Câu 9: Phần thưởng cuối cùng có ý nghĩa như thế nào với nhân vật lí tưởng?

  • A. Tạo nên sức sống cho nhân vật trong lòng độc giả.
  • B. Phản ánh sự bế tác về nhận thức và lí tưởng thực tại.
  • C. Nhân vật lí tưởng càng trở nên hoàn hảo, ước mơ công lí dân gian cũng được hoàn thiện hơn.
  • D. Để nhân vật từ bỏ chỗ đứng của giai cấp mình, bước vào vị trí của giai cấp khác.

Câu 10: Kết thúc của nhân vật mang lốt xấu xí trong truyện cổ tích thần kì là gì?

  • A. Được kết hôn với một người xinh đẹp hoặc khôi ngô.
  • B. Được thay hình đổi dạng, để thành cô gái đẹp tuyệt vời, chàng trai khôi ngô tuấn tú.
  • C. Được thăng quan tiến chức, sống một đời vinh hoa phú quý.
  • D. Được ban cho phép thần thông.

Câu 11: Những vật thần kì như viên ngọc thần, nồi niêu thần, lọ nước thần, cái trống thần, mâm thần, cây thần, hoa thần… thể hiện điều gì trong bức tranh cuộc sống của người Việt xưa?

  • A. Cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.
  • B. Quan niệm vạn vật hữu linh.
  • C. Thờ phụng mọi thứ xung quanh cuộc sống.
  • D. Luôn tích trữ lương thực.

Câu 12: Những chi tiết như cơm ăn mãi không hết (Thạch Sanh), mâm thần chỉ cần gõ là sơn hào hải vị hiện ra (Chàng đốn củi và con tinh) hay cái nồi thần cứ gõ vào là gạo đầy nồi (Người câu cá trong ao trời)… thể hiện điều gì?

  • A. Nói lên nền văn minh lúa nước có từ lâu đời.
  • B. Nói lên ước mơ, khát khao về cuộc sống no đủ của cư dân nông nghiệp lúa nước.
  • C. Nói lên sự thiếu thốn về lương thực.
  • D. Nói lên sự phát triển của nền nông nghiệp.

Câu 13: Đâu không phải vai trò của những yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì?

  • A. Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn của tác phẩm.
  • B. Tạo dựng những chi tiết sáng tạo, đặc sắc và mới lạ.
  • C. Tạo nên sức hút rất riêng của truyện cổ tích, vẽ nên một thế giới mơ mộng nơi mà người lương thiện luôn chiến thắng đã làm say lòng biết bao thế hệ, đặc biệt gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.
  • D. Thể hiện được một cách sâu sắc nội tâm và tính cách của các nhân vật.

Câu 14: Việc đưa các lực lượng thuộc thế giới thần tiên vào trong truyện để giải quyết mâu thuẫn có nhược điểm gì?

  • A. Câu chuyện giảm đi sự hấp dẫn, lôi cuốn.
  • B. Nhân vật lí tưởng bị mờ nhạt.
  • C. Khiến mâu thuẫn được giải quyết quá dễ dàng, nhân vật không có sự đấu tranh mạnh mẽ, không có ý thức cá nhân và chưa biết cách tự mình vượt qua khó khăn.
  • D. Nhân vật kì ảo quá nổi bật, thay đổi ý nghĩa ban đầu của cốt truyện.

Câu 15: Sự chiến thắng và hạnh phúc của nhân vật hiền lành, lương thiện trong truyện cổ tích thần kì gần như chỉ là biểu hiện của niềm tin vào triết lí nào?

  • A. Ác giả ác báo.
  • B. Ở hiền gặp lành.
  • C. Đi đêm có ngày gặp ma.
  • D. Nhân quả báo ứng.

Câu 16: Khi đời sống và khả năng thực tại không cho phép thực hiện công lí, nhân dân đã làm gì?

  • A. Trở thành một con người 
  • B. Được sống một kiếp khác.
  • C. Được trao cho năng lực siêu nhiên.
  • D. Để cho nhân vật từ bỏ chỗ đứng của giai cấp mình, bước vào vị trí của giai cấp khác trong thế giới hoang đường.

Câu 17: Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì có điểm khác biệt nào so với trong truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cười?

  • A. Có sự hòa hợp giữa hình dáng bên ngoài và bản chất.
  • B. Có sự đối lập giữa hình dáng bên ngoài và bản chất.
  • C. Có thể khôi phụ lại sự tương ứng hài hòa giữa hình dáng bên ngoài và bản chất.
  • D. Không thể khôi phụ lại sự tương ứng hài hòa giữa hình dáng bên ngoài và bản chất.

Câu 18: Việc để các nhân vật lí tưởng trở thành vua, hoàng hậu phản ánh điều gì?

  • A. Ước mơ của nhân dân.
  • B. Sự bế tắc về nhận thức và lí tưởng thực tại.
  • C. Khát vọng công lí của nhân dân.
  • D. Khát vọng về quyền lực và sự giàu có.

Câu 19: Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích thần kì có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Chủ yếu xuất thân từ nông dân.
  • B. Có năng lực siêu phàm, tần suất xuất hiện dày đặc trong truyện.
  • C. Gắn với tín ngưỡng dân gian.
  • D. Gắn với tôn giáo.

Câu 20: Tác phẩm nào dưới đây là truyện cổ tích thần kì?

  • A. Em bé thông minh.
  • B. Trí khôn của ta đây.
  • C. Mai An Tiêm.
  • D. Thạch Sanh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác