Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Thực hành tiếng Việt

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 CTST bài 1: Thực hành tiếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Xác định những từ chứa thanh bằng trong câu thơ dưới đây:

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

  • A. Mùa, em, nếp, xôi.
  • B. Mùa, em, thơm, xôi.
  • C. Mai, Châu, mùa, nếp.
  • D. Mai, thơm, nếp, xôi.

Câu 2: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Lam nhung ô! màu lưng chừng trời;

Xanh nhung ô!  Màu phơi nơi nơi.

Vàng phai nằm im ôm non gầy;

Chim yên neo mình ôm xương cây.

(Hoàng Hoa – Bích Khê)

  • A. Điệp thanh ngang.
  • B. Điệp thanh bằng.
  • C. Điệp thanh trắc.
  • D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.

Câu 3: Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

(Tây Tiến – Quang Dũng)

  • A. Vần lưng.
  • B. Vần liền.
  • C. Vần lưng và vần chân.
  • D. Vần chân.

Câu 4: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Ô trời hôm nay sao mà xanh!

Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,

Nhung mây tê ngời sao kim cương,

Dạ lan tê ngời say men hương…

(Nghê thường – Bích Khê)

  • A. Điệp thanh ngang.
  • B. Điệp thanh trắc.
  • C. Điệp thanh bằng.
  • D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.

Câu 5: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò

  • A. Dùng từ đồng âm.
  • B. Dùng lối nói trại âm.
  • C. Dùng lối điệp âm.
  • D. Dùng từ trái nghĩa.

Câu 6: Mục đích của việc sử dụng biện pháp điệp vần là gì?

  • A. Làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.
  • B. Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho văn bản.
  • C. Tạo nhịp điệu cho văn bản.
  • D. Tạo nên sức ảnh hưởng, lan tỏa cho văn bản.

Câu 7: Mục đích của việc sử dụng biện pháp điệp thanh là gì?

  • A. Tạo sức sống lâu bền cho tên tuổi tác giả và tác phẩm.
  • B. Tạo nên nhạc tính, tăng tính sáng tạo và sức biểu cảm cho văn bản.
  • C. Chứng tỏ năng lực hiểu biết và dụng ngôn của người sáng tác.
  • D. Thể hiện sự phong phú, đa dạng trong cách thể hiện nội dung của văn bản.

Câu 8: Biện pháp tu từ chơi chữ thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong giao tiếp hàng ngày.
  • B. Trong quá trình làm thơ.
  • C. Trong các văn bản hành chính.
  • D. Trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 9: Biện pháp tu từ điệp vần có thể xuất hiện ở đâu trong bài thơ?

  • A. Âm tiết cuối cùng của câu thơ.
  • B. Âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.
  • C. Âm tiết nằm ở đâu câu thơ.
  • D. Âm tiết cuối cùng và âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.

Câu 10: Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò Điệp vần sẽ có tác dụng gì?

  • A. Tạo chiều sâu tư tưởng cho bài thơ.
  • B. Tạo ra sự trùng điệp về mặt âm hưởng.
  • C. Tạo ra sự trùng điệp về mặt âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt.
  • D. Tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt.

Câu 11: Biện pháp tu từ chơi chữ là gì?

  • A. Sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
  • B. Sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
  • C. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
  • D. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm gần nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.

Câu 12: Biện pháp điệp thanh là gì?

  • A. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh trắc.
  • B. Được tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc).
  • C. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh bằng.
  • D. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh ngang.

Câu 13: Biện pháp điệp vần là gì?

  • A. Sử dụng lặp lại âm thanh theo duy nhất một âm tiết.
  • B. Phải lặp lại âm thanh theo nhiều loại âm tiết.
  • C. Lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau.
  • D. Mỗi khổ đều phải được lặp lại thanh điệu.

Câu 14: Biện pháp tu từ chơi chữ có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện sự hiểu biết phong phú nhiều lĩnh vực trong đời sống của người viết.
  • B. Làm phong phú thêm tư duy.
  • C. Tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
  • D. Thể hiện cảm xúc, tâm trạng trong quá trình giao tiếp hay sáng tác văn học.

Câu 15: Đâu không phải cách chơi chữ thường gặp?

  • A. Lối nói gần âm.
  • B. Lối nói lái.
  • C. Lối tách từ.
  • D. Lối nói khoa trương, phóng đại.

Câu 16: Đâu là nhận xét đúng nhất về sự kết hợp của vần và thanh điệu trong một bài thơ?

  • A. Tạo nên âm hưởng ngân vang cho toàn bài.
  • B. Vần và thanh điệp kết hợp với nhịp điệu và những rung động nội tâm của nhà thơ đã tạo nên sự âm vang cho ngôn ngữ thơ.
  • C. Vần là sự biểu hiện của thanh điệu, tạo nên sự triết lý, giàu cảm xúc cho thơ ca.
  • D. Thanh điệu biểu hiện dưới hình thức của vần, tạo nên nhạc tính cho câu thơ.

Câu 17: Biện pháp chơi chữ với những lối chơi chữ khác nhau thể hiện đặc điểm gì của tiếng Việt?

  • A. Sự linh hoạt, độc đáo.
  • B. Sự hạn hẹp về mặt ngữ âm.
  • C. Sự hạn chế về mặt ngữ nghĩa.
  • D. Sự giàu có về số lượng từ ngữ.

Câu 18: Hai câu đối dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?

Tưởng cơ đồ thiếp phải lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp;

Thôi công việc chàng đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi

  • A. Dùng từ gần âm.
  • B. Dùng từ cùng trường nghĩa.
  • C. Dùng từ trái nghĩa.
  • D. Dùng lối điệp âm.

Câu 19: Bài thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?

Quán Sứ sao mà khách vắng teo

Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo

Chày kình tiểu để suông không đấm

Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo

(Chùa Quán Sứ - Hồ Xuân Hương)

  • A. Dùng cách nói lái.
  • B. Dùng từ đồng âm.
  • C. Dùng từ gần âm.
  • D. Dùng từ trái nghĩa.

Câu 20: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Lơ thơ tơ liễu buông cành

Con oanh học nói trên cành tiểu mai

  • A. Điệp vần ơ ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần lơ thơ tơ nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu.
  • B. Điệp vần lưng cành – cành: giúp diễn đạt thêm sinh động, tạo nhạc tính vui tươi cho câu thơ.
  • C. Điệp vần ơ ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần lơ thơ tơ nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu tạo liên tưởng đến người con gái đài các, kiều diễm.
  • D. Điệp vần chân lơ thơ tơ nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác