Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: 

  • A. Thuộc kiểu bài nghị luận phân tích trong đó người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.
  • B. Thuộc kiểu bài nghị luận tổng hợp trong đó người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.
  • C. Thuộc kiểu bài nghị luận xã hội trong đó người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.
  • D. Thuộc kiểu bài nghị luận văn học trong đó người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.

Câu 2: Ví dụ nào sau đây là một vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?

  • A. Tình trạng ô nhiễm môi trường
  • B. Mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên
  • C. Kể lại một câu chuyện cổ tích
  • D. Phân tích một tác phẩm văn học

Câu 3: Văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết gồm mấy phần?

  • A. 1 phần
  • B. 2 phần
  • C. 3 phần
  • D. 4 phần

Câu 4: Phần mở bài của văn bản nghị luận nói về một vấn đề cần giải quyết viết có nội dung là gì?

  • A. Giới thiệu vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp
  • B. Giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề
  • C. Giải thích vấn đề cần giải quyết, phân tích vấn đề
  • D. Khẳng định tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề.

Câu 5: Phần thân bài của văn bản nghị luận nói về một vấn đề cần giải quyết viết có nội dung là gì?

  • A. Giới thiệu vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp
  • B. Giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề
  • C. Giải thích vấn đề cần giải quyết, phân tích vấn đề và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục
  • D. Khẳng định tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề.

Câu 6: Phần thân bài của văn bản nghị luận nói về một vấn đề cần giải quyết viết có nội dung là gì?

  • A. Giới thiệu vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp
  • B. Giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề
  • C. Giải thích vấn đề cần giải quyết, phân tích vấn đề và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục
  • D. Khẳng định  lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân

Câu 7: Thực trạng, nguyên nhân, tác hại là nội dung của phần nào trong văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết?

  • A. Thân bài
  • B. Kết bài
  • C. Mở bài
  • D. Mở bài hoặc kết bài

Câu 8: Bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động) là nội dung của phần nào trong văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết?

  • A. Kết bài
  • B. Mở bài
  • C. Thân bài
  • D. Mở bài hoặc thân bài

Câu 9: Trong bài văn nghị luận, giải pháp đưa ra cần phải như thế nào?

  • A. Dễ hiểu, khả thi và thuyết phục
  • B. Khó hiểu nhưng chi tiết
  • C. Mang tính giả thuyết
  • D. Phức tạp và khó thực hiện

Câu 10: Yếu tố nào giúp bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trở nên thuyết phục?

  • A. Sự rõ ràng và tính logic trong lí lẽ và bằng chứng
  • B. Các câu chuyện cá nhân cảm động
  • C. Sử dụng nhiều từ vựng phức tạp
  • D. Văn phong hoa mỹ

Câu 11: Khi phân tích vấn đề trong bài văn nghị luận, người viết cần lưu ý điều gì?

  • A. Phân tích chi tiết, toàn diện và khách quan
  • B. Tập trung vào một khía cạnh nhỏ
  • C. Trình bày cảm xúc cá nhân
  • D. Sử dụng ngôn ngữ văn học

Câu 12: Khi viết bài nghị luận, bằng chứng cần phải như thế nào để thuyết phục người đọc?

  • A. Chính xác, liên quan và dễ kiểm chứng
  • B. Chỉ cần mang tính chất tham khảo
  • C. Đưa ra càng nhiều càng tốt
  • D. Liên quan đến cảm xúc cá nhân

Câu 13: Một ví dụ của giải pháp khả thi cho tình trạng ô nhiễm môi trường là gì?

  • A. Giảm thiểu sử dụng nhựa và tái chế
  • B. Tăng cường xây dựng nhà máy
  • C. Phát triển khu công nghiệp mới
  • D. Khuyến khích sử dụng sản phẩm tiêu dùng

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 14 – 20: 

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải đã có sẵn trong tự nhiên. Con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong tự nhiên không phải là vô tận. Do đó con người phải biết cách để khai thác sao cho hợp lý để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách có hiệu quả.

Việt Nam đã được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới (xếp hạng 16/25 nước có mức độ đa dạng sinh học cao ở trên thế giới), với nhiều kiểu rừng, sông suối, đầm lầy,  rặng san hô... tạo nên môi trường sống dành cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã ở trên thế giới. Nước ta còn được biết đến là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của những loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có đến hàng chục giống gia súc và gia cầm.

Hệ sinh thái của Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, trên 21.000 loài thực vật và có khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng nhằm cung cấp vật liệu di truyền.

Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đang bị đe dọa một cách rất nghiêm trọng. Nước ta rừng vàng, biển bạc với đất phì nhiêu nhưng chúng ta quá chủ quan và đã phí phạm quá nhiều những tài nguyên này. Chúng ta giết động vật và chăn nuôi không giới hạn, phá rừng, lại làm quá nhiều thủy điện, đánh bắt cá không có giới hạn, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. Hậu quả của những việc này chúng ta đã thấy ngay trước mặt, đó là cứ hàng năm chúng ta lại phải chịu thiên tai càng nhiều hơn và nặng nề hơn. Thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm từ vài trăm cho đến vài ngàn tỷ đồng, thiệt hại cho nguồn ngân sách quốc gia. Nếu chúng ta biết hành động đúng thì nguồn ngân sách ấy có thể sử dụng cho phúc lợi và phát triển xã hội.

Đứng trước hiện trạng như thế, nhà nước đã đề ra những giải pháp tức thời và lâu dài để có thể sử dụng được, khai thác tài nguyên một cách lâu dài và chủ động. Thứ nhất, đó chính là việc nâng cao trách nhiệm, hiệu quả khai thác cũng như sử dụng tài nguyên, chủ động ứng phó với những biến đổi khí hậu nhằm phục vụ chi phát triển bền vững. Trong quá trình sử dụng tài nguyên, không chỉ khai thác một cách tiết kiệm, có hiệu quả những nguồn tài nguyên hiện có, mà cần coi trọng việc sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo, vật liệu mới; hạn chế tối đa, từng bước tiến đến chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ đồng thời thúc đẩy chế biến sâu; sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để giảm mức phát thải khí nhà kính. Đối với những loại khoáng sản chiến lược đặc thù bao gồm than, dầu khí,... cần phải có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu với xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp phục hồi môi trường sau quá trình khai thác khoáng sản; ngăn chặn và từng bước khắc phục được sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do những dự án phát triển kinh tế gây ra.

Thứ hai, đó là việc tăng cường việc quản lý tài nguyên. Tài nguyên là tài sản của quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá một cách đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, và được quản lý một cách có hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển cả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, theo một hướng bảo đảm được tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng giai đoạn. Thứ ba, chúng ta cần phải chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở đây, trọng tâm là tiến hành đầu tư thích đáng cho những công trình trọng điểm quốc gia, những chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ động xây dựng, triển khai cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chương trình, kế hoạch ứng phó với việc biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai ở từng giai đoạn; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai cũng như giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Và cuối cùng, đó là việc đẩy mạnh những hoạt động bảo vệ môi trường. Trước tiên, hoàn thiện được hệ thống pháp luật, ban hành những chế tài đủ mạnh để có thể bảo vệ môi trường, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt được tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường việc phòng, ngừa và kiểm soát những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục được sự xuống cấp của môi trường tự nhiên. Hạn chế tiến đến khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, làng nghề, khu đô thị, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tiếp đó, để đẩy mạnh những hoạt động bảo vệ môi trường, cần phải bố trí hợp l‎ý nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho những công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành những chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt được tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Toàn xã hội cần phải tăng cường phổ biến pháp luận và tuyên truyền ứng phó với những thiên tai hay biến đổi khí hậu.

Mỗi bước tiến nhỏ của mỗi người có thể tạo nên một sự thay đổi lớn, và chúng ta cần phải tự hỏi mình: "Hôm nay, tôi đã làm được gì để bảo vệ môi trường?". Cả xã hội phải cùng đồng lòng thì tài nguyên thiên nhiên mới có thể phát triển dồi dào đúng cách, tạo ra nguồn sống và duy trì tương lai cho con em chúng ta.

Câu 14: Văn bản trên bàn luận về vấn đề gì?

  • A. Hậu quả của tình trạng khan hiếm tài nguyên nhiên nhiên
  • B. Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 15: Đoạn văn sau nói về nội dung gì?

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải đã có sẵn trong tự nhiên. Con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong tự nhiên không phải là vô tận. Do đó con người phải biết cách để khai thác sao cho hợp lý để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách có hiệu quả.

  • A. Phân tích thực trạng của vấn đề
  • B. Giải thích vấn đề
  • C. Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề
  • D. Nêu giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề

Câu 16: Tác giả đã phân tích vấn đề trên những khía cạnh nào?

  • A. Thực trạng, nguyên nhân
  • B. Nguyên nhân, hậu quả
  • C. Hậu quả
  • D. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả

Câu 17: Đoạn văn sau nói về nội dung gì?

Chúng ta giết động vật và chăn nuôi không giới hạn, phá rừng, lại làm quá nhiều thủy điện, đánh bắt cá không có giới hạn, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng.

  • A. Giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên
  • B. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm và ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên
  • C. Vấn đề ô nhiễm môi trường
  • D. Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên

Câu 18: Trong bài văn, tác giả đã đưa ra bao nhiêu giải pháp để bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

  • A. 5 giải pháp
  • B. 4 giải pháp
  • C. 3 giải pháp
  • D. 2 giải pháp

Câu 19: Phần kết bài của bài văn trên nói về nội dung gì?

  • A. Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững và tương lai của con em chúng ta.
  • C. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững và tương lai của con em chúng ta.
  • D. Khái quát về các giải pháp cần phải thực hiện.

Câu 20: Đoạn văn sau nói về nội dung gì?

Việt Nam đã được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới (xếp hạng 16/25 nước có mức độ đa dạng sinh học cao ở trên thế giới), với nhiều kiểu rừng, sông suối, đầm lầy,  rặng san hô... tạo nên môi trường sống dành cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã ở trên thế giới. Nước ta còn được biết đến là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của những loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có đến hàng chục giống gia súc và gia cầm.

Hệ sinh thái của Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, trên 21.000 loài thực vật và có khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng nhằm cung cấp vật liệu di truyền.

Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đang bị đe dọa một cách rất nghiêm trọng. Nước ta rừng vàng, biển bạc với đất phì nhiêu nhưng chúng ta quá chủ quan và đã phí phạm quá nhiều những tài nguyên này.

  • A. Sự đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
  • B. Thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới.
  • C. Đặc điểm hệ sinh thái ở nước ta.
  • D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác