Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 CTST bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kể từ khi có Ngọa Vân xuất hiện, gia đình thuyền chài mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền. Chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt. Gia tư giàu có dần. Cứ như thế được bốn năm. Chi tiết này thể hiện điều gì?

  • A. Đức hiếu kính với đấng sinh thành và vun vén cho gia đình nhà chồng của Ngọa Vân.
  • B. Sự chăm chỉ, chịu khó của Ngọa Vân.
  • C. Ngọa Vân đem đến may mắn cho gia đình nhà chồng.
  • D. Trời thương gia đình nhà thuyền chài.

Câu 2: Đâu không phải là chi tiết kì ảo trong văn bản Ngư gia chí dị?

  • A. Có thứ quây lượn như rồng, cũng có thứ chạy bon bon như ngựa, có thứ như lũ trẻ đua bốn, cũng có thứ như đàn gà chọi nhau. Tuy mỗi vật chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mà vảy, sùng, lông, cánh, tai, mắt, chân, tay, con nào rõ ra con ấy.
  • B. Hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay.
  • C. Đang khi lạy khẩn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến.
  • D. Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào.

Câu 3: Ngọa Vân là loại nhân vật nào trong truyện truyền kì?

  • A. Ma.
  • B. Người thường.
  • C. Tiên nữ.
  • D. Quỷ.

Câu 4: Hành động hiện chân tướng là loài cá để cứu tính mạng gia đình nhà chồng thể hiện điều gì?

  • A. Sự tài giỏi trong việc sử dụng phép biến hóa.
  • B. Sự hi sinh của Ngọa Vân, nàng chấp nhận sự chia lìa với chồng, chấp nhận sự đau khổ, xót xa.
  • C. Sự yếu đuối của người phàm trần.
  • D. Sự dữ dội của thiên tai, bão lũ.

Câu 5: Tiếng hát trong nước mắt của Ngọa Vân ẩn chứa điều gì?

  • A. Tiếng hát của sự ai oán, khổ đau,
  • B. Tiếng hát thể hiện sự tức giận, phẫn uất.
  • C. Tiếng hát của sự hạnh phúc, vui mừng.
  • D. Tiếng hát của tình yêu, tình thương, của đạo lí và đức hi sinh.

Câu 6: Những câu thơ dưới đây là lời của ai?

Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,

Vợ vác cần dài tới bế câu.

Gió sớm đi ra, chèo một mái,

Trăng đêm trở lại cá từng sâu.

  • A. Lời của nhân vật Thúc Ngư.
  • B. Lời của vợ chồng nhà thuyền chài.
  • C. Lời của Ngoạ Vân.
  • D. Lời của người kể chuyện.

Câu 7: Khi mười lăm tuổi, người cha muốn Thúc Ngư làm gì?

  • A. Bỏ nghiệp nhà đi học.
  • B. Nối nghiệp cha, tiếp tục làm nghề đánh bắt cá.
  • C. Vừa nối nghiệp nhà, vừa đi học.
  • D. Đi ngao du sơn thủy, khám phá cuộc sống.

Câu 8: Vì sao hàng ngày, cơm sáng xong, đợi cha mẹ đem lưới ra vực là Thúc Ngư vội vàng đi ngay?

  • A. Vì chàng muốn trốn tránh việc phải đi học.
  • B. Vì chàng ham chơi, thích khám phá những điều kì lạ.
  • C. Vì chàng muốn tự đánh bắt cá ở một vùng khác.
  • D. Vì chàng muốn tìm một người vợ để đỡ đần công việc, chung sức để kiếm được nhiều tiền hơn, phải đi lâu ngày, xét cho kĩ.

Câu 9: Khi không tìm được đường về, vợ chồng nhà thuyền chài đã ghé vào một nhà để xin ngủ nhờ một đêm. Ở đó, họ đã gặp ai?

  • A. Thúc Ngư.
  • B. Một ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài từ trong cửa bước ra.
  • C. Một sinh vật giống như rồng.
  • D. Một ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài và nàng Ngọa Vân.

Câu 10: Ngọa Vân được giới thiệu như thế nào?

  • A. Là con thứ mười chín của ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài.
  • B. Là họ hàng xa của vợ chồng nhà thuyền chài.
  • C. Là cô gái Thúc Ngư gặ ở bờ biển, có lời hẹn ước Chu Trần, còn ít tuổi.
  • D. Là con thứ tám mươi chín của ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài, tuổi vừa tròn đôi mươi.

Câu 11: Phần bình luận của Sơn Nam Thúc đặt ở cuối truyện có tác dụng gì?

  • A. Đảm bảo tính khách quan cho giọng điệu kể chuyện.
  • B. Giúp giọng điệu kể thêm phong phú.
  • C. Tạo sức lôi cuốn, sâu sắc cho truyện.
  • D. Tăng dung lượng cho câu chuyện.

Câu 12: Nhận xét về giọng điệu kể chuyện trong Thánh Tông di thảo?

  • A. Trau chuốt, mĩ lệ, “dệt gấm, thêu hoa, biện luận hùng hồn”.
  • B. Chan chứa tình cảm, đặc biệt là khi viết về tình yêu đôi lứa.
  • C. Lời lẽ thanh cao, tôn quý, sâu sắc.
  • D. Tràn đầy đau đớn, nghẹn ngào, phẫn uất, xót xa.

Câu 13: Những đoạn thơ xuất hiện trong văn bản Ngư gia chí dị có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Tạo sự phong phú về mặt diễn đạt, thể hiện tài năng ở cả lĩnh vực văn xuôi và văn vần của tác giả.
  • B. Giúp câu chuyện thêm dạt dào cảm xúc, tăng sự đồng cảm và khơi gợi nhiều tình cảm từ phía độc giả.
  • C. Có tác dụng hiệu quả trong việc miêu tả, thể hiện tâm trạng nhân vật và đặc biệt là nói lên những điều không dễ nói một cách trực tiếp bởi đặc trưng “trữ tình” vốn có.
  • D. Hỗ trợ đắc lực cho việc kể chuyện, thuật lại sự việc một cách ngắn gọn, súc tích hơn.

Câu 14: Vì sao nói Thánh Tông di thảo là một bước tiến vượt bậc của tư duy văn học dân tộc?

  • A. Cốt truyện không vay mượn, hoàn toàn do tác giả Việt Nam sáng tạo nên.
  • B. Đan xen nhiều triết lý, học thuyết từ Nho – Phật - Đạo.
  • C. Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần, kết hợp giữa thực và ảo.
  • D. Đưa văn xuối tự sự thoát dần khỏi ảnh hưởng của văn học dân gian và tính “văn – sử” bất phân, đề cao tính hư cấu và trí tưởng tượng của nhà văn.

Câu 15: Việc xuất hiện đậm đặc các yếu tố kì ảo trong Ngư gia chí dị thể hiện điều gì?

  • A. Phản ánh đời sống tâm linh kì diệu, bí ẩn của nhân dân.
  • B. Khẳng định, đề cao tính hư cấu của văn học nghệ thuật và trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của nhà văn.
  • C. Thể hiện niềm tin của con người vào sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên.
  • D. Là sự tiếp nối từ thể loại văn học dân gian.

Câu 16: Hành động “nhổ một ít nước bọt trắng trao cho Thúc Ngư”, hòa với nước mặn uống thì xuống nước không chìm, không bao giờ bị nạn chết đuối có ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện năng lực làm phép mạnh mẽ của nàng.
  • B. Thể hiện ân nghĩa sâu nặng của nàng, của người vợ hiền thảo, thủy chung.
  • C. Thể hiện sự đoạn tuyệt, không bao giờ còn gặp lại nhau được nữa.
  • D. Thay cho lời vĩnh biệt Thúc Ngư.

Câu 17: Không gian truyền kì trong Ngư gia chí dị được thể hiện như thế nào?

  • A. Thần linh có thể đi lại ở trần thế, có thể trò chuyện hoặc kết hôn cùng với con người.
  • B. Con người có thể đi lại giữa thủy cung và trần thế.
  • C. Con người có thể nhận năng lực đặc biệt từ thần linh.
  • D. Thần linh khi đã ở lại trần thế sẽ không thể trở về cõi thần tiên.

Câu 18: Nhận xét về cuộc đối thoại giữa cha và Thúc Ngư về chuyện học hành?

  • A. Hai cha con mỗi người đều có ý kiến của riêng mình nhưng đều hợp lí.
  • B. Lời người cha là hoàn toàn đúng bởi học là để “làm theo” thánh hiền.
  • C. Lời đối đáp của người con hoàn toàn sai vì chỉ chú trọng vào vật chất trong khi học là để lấy kiến thức, để sáng tỏ mọi điều.
  • D. Là bài học về sự liêm sỉ, về quan hệ giữa cống hiến, đóng góp và hưởng thụ, Mẩu đối thoại về hình thức là "ông chẳng bà chuộc" không hề ăn khớp nhau lại là cách để bật ra chất hài hước giễu sự học vẹt, học theo khuôn mẫu, học không đi đôi với hành…

Câu 19: Sự hoàn thiện về mặt thể loại truyền kì nói riêng và văn xuôi tự sự nói chung được thể hiện như thế nào qua hai tác phẩm Thánh Tông di thảo Truyền kì mạn lục? 

  • A. Sự phong phú, kì diệu không giới hạn của trí tưởng tượng khi vận dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường.
  • B. Sử dụng, cải biên, đồng hóa chất liệu dân gian.
  • C. Tách biệt giữa việc chép sử và kể chuyện sáng tạo.
  • D. Xây dựng được một cốt truyện hoàn chỉnh, có sự tham gia tích cực của yếu tố kì ảo nhằm tạo nên tính ly kỳ, biến ảo hấp dẫn người đọc.

Câu 20: Tác giả truyền kì đã đánh giá các vấn đề đạo đức trên quan điểm của học thuyết hay tôn giáo nào?

  • A. Đạo giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác