Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN 2: TRUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

- Lê Thánh Tông (1442 – 1497) tên là Tư Thành, hiệu là Thiên Nam động chủ, con trai thứ tư của Lê Thái Tông. Ngài là một vị vua trị vì lâu nhất của nhà Hậu Lê, tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với giai đoạn cường thịnh của đất nước nửa sau thế kỉ XV. 

2. Tác phẩm

- Thánh Tông di thảo được tương truyền là của Lê Thánh Tông, là tập văn xuôi chữ Hán gồm hai quyền: quyền Thượng 13 truyện, quyển Hạ 6 truyện và phần “phụ chép" Truyện con tằm vàng là phần ngắn nhất trong tập nhưng cũng mang nội dung khá hoàn chỉnh nên có thể coi là truyện thứ 20.

- Truyện lạ nhà thuyền chài là một trong số những truyện của Thánh Tông Di Thảo do Nguyễn Đình Ngô dịch.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Phân tích một số yếu tố của truyện truyền kì trong Truyện lạ nhà thuyền chài (cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật lời thoại, yếu tố kì ảo).

a. Cốt truyện: Trật tự tuyến tính (chuyện gì xảy ra trước kể trước).

b. Thời gian, không gian

- Thời gian: thời gian thực ở trần thế.

- Không gian: Sự kiện diễn ra trong thế giới thực, nhân vật kì ảo có thể di chuyển giữa Long Cung và trần thế.

c. Lời thoại: 

- Về bài thơ ở đầu truyện: Bốn dòng thơ đầu chủ yếu tự sự, các dòng cuối kết hợp tự sự với biểu cảm (do bắt đầu bằng cụm từ mang tình bình phẩm biểu cảm: “cũng thật là:...”).

- Về bài hát ở đoạn 4: Bài hát là lời của Ngọa Vân (hát đi hát lại) nói để giã biệt chồng, cha mẹ chồng, và cũng nói với cả trời đất (“ông xanh”) chính là một dạng đối thoại/ độc thoại nội tâm.

=> Tác dụng của việc dùng lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4:

+ Bổ sung vào truyện loại lời kể bằng thơ nhằm gọi tả cuộc sống lương thiện, cần mẫn, đầm ấm của vợ chồng ông ngư.

+ Bổ sung vào truyện loại lời thoại bằng bài hát thể hiện tình cảm buồn thương, tiếc nuối của nhân vật Ngọa Vân.

+ Đang dạng hóa lời văn, tạo sắc thái cổ kính.

d. Yếu tố kì ảo: Gồm nhân vật và thế giới kì ảo, hành động kì ảo (thuật rẽ nước, thuật rút đường,…)

2. Đặc điểm nhân vật trong Truyện lạ nhà thuyền chài

a. Đặc điểm nhân vật truyền kì

- Người trần: vợ chồng thuyền chài và người con trai Thúc Ngư.

- Nhân vật kì ảo: 

+ Hai gã bán kinh có ngoại hình kì lạ: tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay.

Ngọa Vân: xuất thân kì lạ (nữ học sĩ ở Long Cung), có thuật rút đường, có phép biến hóa.

b. Đặc điểm tính cách nhân vật

- Nhân vật Ngọa Vân: 

+ Thuỳ mị, nết na nhưng tháo vát, giỏi giang.

+ Có đức hi sinh, lòng vị tha, yêu thương chồng và gia đình nhà chồng.

+ Thể hiện tình nghĩa vẹn toàn chu đáo khi bắt buộc phải từ giã gia đình nhà chồng.

- Nhân vật Thúc Ngư: Quan niệm của Thúc Ngư về việc học là quan niệm hẹp hòi, thực dụng, bản chất cốt lõi của việc học là học đạo lí làm người, rèn luyện đạo đức, học tri thức – lao động trí óc nhưng lại quy đổi ra việc đánh cá – lao động chân tay.  Đây là một quan niệm rất sai lầm và thiển cận.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Qua văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài, tác giả đã ca ngợi phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong gia đình, là người lo toan, bảo vệ và hi sinh vì gia đình. Đây là một điểm sáng mới mẻ trong chủ nghĩa nhân văn của văn học trung đại khi mà thân phận người phụ nữ vẫn luôn bị coi thường, rẻ rúng trong xã hội nam quyền đầy bất công, bạc bẽo.

2. Nghệ thuật

- Cốt truyện tuyến tính.

- Lời thoại mang đậm màu sắc truyền kì, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động.

- Sử dụng yếu tố kỳ ảo đan xen với yếu tố thực làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê

Bình luận

Giải bài tập những môn khác