Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Viết một truyện kẻ sáng tạo

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 7: Viết một truyện kẻ sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyện kể sáng tạo thuộc kiểu văn bản:

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 2: Trong truyện kể sáng tạo, người viết dùng gì để sáng tạo câu chuyện?

  • A. Kiến thức khoa học
  • B. Trải nghiệm cuộc sống và trí tưởng tượng
  • C. Dữ liệu thống kê
  • D. Lý thuyết văn học

Câu 3: Yếu tố nào KHÔNG phải là một phần của cấu trúc truyện kể sáng tạo?

  • A. Bối cảnh
  • B. Cốt truyện 
  • C. Nhân vật
  • D. Luận điểm

Câu 4: Bố cục truyện kể sáng tạo gồm mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 5: Về hình thức, cốt truyện trong truyện kể sáng tạo gồm những gì?

  • A. Chỉ có sự việc chính
  • B. Chỉ có chi tiết tiêu biểu
  • C. Sự việc chính và chi tiết tiêu biểu
  • D. Tất cả các sự việc và chi tiết

Câu 6: Tại sao truyện kể sáng tạo cần kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm?

  • A. Để câu chuyện sinh động hơn
  • B. Để thể hiện cảm xúc của người viết
  • C. Để câu chuyện sinh động và thể hiện cảm xúc người viết
  • D. Để tuân thủ quy tắc văn học

Câu 7: Vì sao nội dung câu chuyện cần gắn với một/một vài nhân vật trong một bối cảnh thời gian, không gian nhất định?

  • A. Để tạo tính chân thực
  • B. Để dễ viết hơn
  • C. Để tuân thủ quy tắc văn học
  • D. Để tăng độ dài câu chuyện

Câu 8: Khi viết truyện kể sáng tạo, cách nào sau đây là phù hợp nhất để tạo nhân vật?

  • A. Miêu tả ngoại hình
  • B. Miêu tả tính cách
  • C. Kết hợp miêu tả ngoại hình, tính cách và hành động
  • D. Miêu tả hành động

Câu 9: Để tạo bối cảnh cho truyện kể sáng tạo, cách nào sau đây là hiệu quả nhất?

  • A. Miêu tả thời gian
  • B. Miêu tả không gian
  • C. Miêu tả chi tiết cả thời gian và không gian
  • D. Miêu tả ngắn gọn thời gian và không gian

Câu 10: Khi xây dựng cốt truyện, cách nào sau đây là phù hợp nhất?

  • A. Tập trung vào các sự kiện chính
  • B. Kể tất cả mọi chi tiết
  • C. Kết hợp sự kiện chính và chi tiết tiêu biểu
  • D. Kể các chi tiết nhỏ

Câu 11: Để thể hiện cảm xúc trong truyện kể sáng tạo, cách nào sau đây là hiệu quả nhất?

  • A. Miêu tả cảm xúc của nhân vật
  • B. Bày tỏ cảm xúc của người kể
  • C. Kết hợp miêu tả cảm xúc nhân vật và bày tỏ cảm xúc người kể
  • D. Không đề cập đến cảm xúc

Câu 12: Giới thiệu không gian, thời gian, các nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện là nội dung của phần:

  • A. Thân bài hoặc kết bài
  • B. Thân bài
  • C. Kết bài
  • D. Mở bài

Câu 13: Để tạo tính hấp dẫn cho truyện kể sáng tạo, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

  • A. Cốt truyện ly kỳ
  • B. Nhân vật đặc sắc
  • C. Ngôn ngữ đẹp
  • D. Sự cân bằng giữa các yếu tố trên

Câu 14: Khi viết về một nhân vật lịch sử trong truyện kể sáng tạo, cách tiếp cận nào sau đây là phù hợp nhất?

  • A. Chỉ dựa vào tài liệu lịch sử
  • B. Hoàn toàn hư cấu
  • C. Kết hợp tài liệu lịch sử và hư cấu hợp lý
  • D. Tránh đề cập đến các sự kiện lịch sử

Câu 15: Để thể hiện xung đột trong truyện kể sáng tạo, cách nào sau đây là hiệu quả nhất?

  • A. Thể hiện qua lời thoại
  • B. Thể hiện qua hành động
  • C. Kết hợp thể hiện qua lời thoại, hành động và tâm lý nhân vật
  • D. Thể hiện qua tâm lý nhân vật

Câu 16: “Cứ mỗi dịp trở về thăm ngôi nhà nơi rôi ra đời và lớn lên ở đó, tôi lại bồi hồi ngắm chiếc ghế tựa đã cũ lắm, một bên chân đã phải nối và nhớ tối một truyện xưa…” Đoạn trích trên thuộc phần nào của truyện kể sáng tạo?

  • A. Mở bài hoặc kết bài
  • B. Mở bài
  • C. Thân bài
  • D. Kết bài

Câu 17: “Từ buổi ấy, trong trí nhớ non tơ của tôi không bao giờ phai mờ hình dáng bác thợ và cứ nghe rõ mãi nhát đinh của người thợ tận tuỵ với công việc, với nghề của mình.” Đoạn trích trên thuộc phần nào của truyện kể sáng tạo?

  • A. Mở bài 
  • B. Thân bài
  • C. Kết bài
  • D. Kết bài hoặc mở bài

Câu 18: “Từ buổi ấy, trong trí nhớ non tơ của tôi không bao giờ phai mờ hình dáng bác thợ và cứ nghe rõ mãi nhát đinh của người thợ tận tuỵ với công việc, với nghề của mình.” Đoạn trích trên nói về nội dung gì?

  • A. Giới thiệu tình huống xảy ra câu chuyện
  • B. Cách giải quyết vấn đề được đề cập trong truyện
  • C. Ấn tượng/suy nghĩ của người viết về nhân vật
  • D. Giới thiệu nhân vật

Câu 19: “Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải nhờ bác thợ vào chữa lai cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi làm việc.” Đoạn trích trên sử dụng yếu tố nào?

  • A. Nghị luận
  • B. Biểu cảm
  • C. Miêu tả
  • D. Tự sự

Câu 20: “Từ buổi ấy, trong trí nhớ non tơ của tôi không bao giờ phai mờ hình dáng bác thợ và cứ nghe rõ mãi nhát đinh của người thợ tận tuỵ với công việc, với nghề của mình.” Đoạn trích trên sử dụng yếu tố nào?

  • A. Nghị luận
  • B. Biểu cảm
  • C. Miêu tả
  • D. Tự sự

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác