Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng Việt có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?
Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá! Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.
- A. Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương.
- B. Tôi chợt thức giấc.
C. Một đêm đông.
- D. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm.
Câu 2: Câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây có tác dụng gì?
Cuộc bắt nhái trời mưa đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyên xách giỏ về trước. Thứ đến chị Duyên.
A. Nhấn mạnh hành động lần lượt nối tiếp nhau của anh Duyên và chị Duyên.
- B. Nhấn mạnh vào cuộc bắt nhái.
- C. Nhấn mạnh sự vắng vẻ của cuộc bắt nhái.
- D. Nhấn mạnh vào cơn mưa đã làm gián đoạn cuộc bắt nhái của mọi người.
Câu 3: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?
Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá! Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
- A. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn.
- B. Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
- C. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút...
D. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!
Câu 4: Câu dưới đây được lược bớt thành phần nào?
Thoắt cái, Hùng đã leo tót lên cây. Nhanh như một con sóc.
- A. Vị ngữ.
B. Chủ ngữ.
- C. Trạng ngữ.
- D. Định ngữ.
Câu 5: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?
Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
- A. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình.
- B. Ba giây... Bốn giây... Năm giây...
- C. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu.
D. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
Câu 6: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:
Chú Tư lên Hà Nội để thăm bạn học cũ. Đến sân ga, chú đứng ở cổng chờ bạn đến đón. Từ xa, một bóng dáng quen thuộc tiến lại dần. Đó là chú Khải - bạn học cũ của chú Tư. Vừa lại gần, hai người đã bắt tay, ôm chầm lấy nhau. Rồi mới vui vẻ trở về nhà.
A. Rồi mới vui vẻ trở về nhà.
- B. Chú Tư lên Hà Nội để thăm bạn học cũ
- C. Từ xa, một bóng dáng quen thuộc tiến lại dần.
- D. Đến sân ga, chú đứng ở cổng chờ bạn đến đón.
Câu 7: Đoạn văn nào sau đây chứa câu rút gọn?
- A. Đình chiến. Các anh bộ đội đội nón lưới có gắn sao kéo về đầy nhà Út.
B. Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó.Rồi ba bốn người, sáu bảy người. Rồi hàng chục người.
- C. Để phong trào thi đua của lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn.
- D. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng.
Câu 8: Trong câu tục ngữ sau, thành phần nào của câu được rút gọn?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
A. Chủ ngữ.
- B. Vị ngữ.
- C. Trạng ngữ.
- D. Định ngữ.
Câu 9: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?
A. Bộc lộ cảm xúc.
- B. Nhấn mạnh thông tin.
- C. Xác định thời gian.
- D. Gọi đáp.
Câu 10: Câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây đã tỉnh lược thành phần nào?
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
- A. Trạng ngữ.
- B. Định ngữ.
C. Chủ ngữ.
- D. Vị ngữ.
Câu 11: Đâu là câu khôi phục đúng câu rút gọn in đậm trong đoạn văn sau?
Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.
- A. Còn tối đất nên là tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.
B. Còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và tôi ngồi đó rình mặt trời lên.
- C. Còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.
- D. Còn tối đất, tôi cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và thế là tôi ngồi đó rình mặt trời lên.
Câu 12: Vì sao các câu thành ngữ, tục ngữ thường là những câu rút gọn?
A. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc, mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm.
- B. Giúp câu vần hơn, hay hơn.
- C. Tạo nhịp điệu cho câu.
- D. Tránh dài dòng, lan man.
Câu 13: Đâu là câu trả lời rút gọn cho câu sau?
Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất?
- A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
- B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
- C. Mình đọc sách nhiều nhất.
D. Đọc sách.
Câu 14: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
- A. Xác định không gian.
- B. Liệt kê, thông báo.
C. Xác định thời gian.
- D. Gọi đáp.
Câu 15: Rút gọn câu có tác dụng gì?
A. Tránh sự trùng lặp trong diễn đạt, đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích, thông tin được truyền đi nhanh gọn hơn.
- B. Diễn dạt ngắn gọn, trôi chảy hơn.
- C. Diễn dạt vần hơn, có nhịp điệu hơn.
- D. Diễn đạt thú vị, hấp dẫn hơn.
Câu 16: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Quê hương tôi thật đẹp. Có con sông trong vắt. Có những cách đồng thẳng cách cò bay. Có tiếng sáo diều vi vu mỗi buổi trưa hè. Ai xa quê mà chẳng nhớ những vẻ đẹp ấy.
- A. Xác định không gian.
- B. Bộc lộ cảm xúc.
- C. Xác định thời gian, nơi chốn.
D. Liệt kê sự vật.
Câu 17: Câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây đã tỉnh lược thành phần nào?
Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
- A. Trạng ngữ.
- B. Định ngữ.
C. Chủ ngữ.
- D. Vị ngữ.
Câu 18: Đâu là câu đặc biệt để liệt kê sự vật?
A. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.
- B. Tờ mờ sáng. Mẹ đã chuẩn bị ra đồng.
- C. Thật tội nghiệp! Những số phận bất hạnh ngoài kia còn nhiều quá.
- D. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Câu 19: Câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây đã tỉnh lược thành phần nào?
Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đa, ướt ở má.
A. Chủ ngữ.
- B. Vị ngữ.
- C. Trạng ngữ.
- D. Định ngữ.
Câu 20: Vì sao phần in đậm trong câu dưới đây không phải là câu đặc biệt?
Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy. Nhảy dây. Chơi kéo co.
A. Vì đây là những thành phần vị ngữ của một câu hoàn chỉnh bị rút đi thành phần chủ ngữ.
- B. Vì đây là những động từ.
- C. Vì đây là thành phần chủ ngữ của một câu hoàn chỉnh bị rút gợn.
- D. Vì câu quá ngắn.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận