Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác phẩm Tình yêu và thù hận của tác giả nào?

  • A. Sếch-xpia
  • B. Mô-li-e
  • C. Sô-lô-khốp
  • D. Sê-khốp

Câu 2: Đoạn trích Tình yêu và thù hận được trích từ hồi thứ bao nhiêu của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A. Hồi I
  • B. Hồi II
  • C. Hồi III
  • D. Hồi IV

Câu 3: Câu nói "Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười" thể hiện điều gì?

  • A. Juliet muốn Romeo thay đổi hoàn toàn
  • B. Juliet yêu Romeo vì bản chất, không phải vì tên họ 
  • C. Juliet không thích tên Romeo
  • D. Juliet muốn Romeo hoàn hảo hơn

Câu 4: Tại sao Romeo và Juliet phải gặp nhau bí mật?

  • A. Vì họ thích sự lãng mạn
  • B. Vì gia đình họ là kẻ thù của nhau 
  • C. Vì cha mẹ cấm họ yêu nhau
  • D. Vì họ muốn giữ bí mật chuyện tình cảm

Câu 5: Thái độ của Romeo và Juliet đối với mối thù giữa hai gia đình là gì?

  • A. Họ coi trọng mối thù hơn tình yêu
  • B. Họ muốn chấm dứt mối thù
  • C. Họ sẵn sàng đặt tình yêu lên trên mối thù 
  • D. Họ không quan tâm đến mối thù

Câu 6: Câu nói "mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu" ngụ ý điều gì?

  • A. Tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản vật chất 
  • B. Romeo rất giỏi leo tường
  • C. Bức tường không đủ cao
  • D. Tình yêu chỉ tồn tại trong tưởng tượng

Câu 7: Đáp án nào không phải là hình ành Rô-mê-ô dùng để miêu tả vẻ đẹp của Giu-li-ét

  • A. “Chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”
  • B. “Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng”
  • C. “Còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang và tưởng là đêm đã tàn”
  • D. “Bộ cánh đồng cốt xanh xao nhợt nhạt”

Câu 8: Những chi tiết nào chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?

  • A. “Tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em”
  • B. “Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.”
  • C. “Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh”
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Biện pháp nghệ thuật chính được tác giả Sếch-xpia sử dụng trong lời thoại đầu của Rô-mê-ô:

“Ừ nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ? Vẻ đẹp rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng; còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang và tưởng là đêm đã tàn”.

  • A. So sánh liên tưởng
  • B. Nhân hóa
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 10: Giu-li-ét là con trai của dòng họ:

  • A. Môn-ta-ghiu
  • B. Ca-piu-lét
  • C. Môn-piu-lét
  • D. Ca-ta-ghiu

Câu 11: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A. Mâu thuẫn kịch tập trung đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính
  • B. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
  • C. Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12:  Giá trị nội dung của tác phẩm Tình yêu và thù hận:

  • A. Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn
  • B. Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi vai trò của tình yêu có tác dụng cảm hóa con người
  • C. Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi vẻ đẹp sức sống tiềm tàng của con người.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Nhân vật Romeo khi xuất hiện trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" đã gọi nàng Juliet là gì?

  • A. Mặt trời
  • B. Mặt trăng
  • C. Bông hồng nhỏ
  • D. Em yêu của anh

Câu 14: Đoạn trích "Tình yêu và thù hận" có bao nhiêu nhân vật?

  • A. Một nhân vật
  • B. Hai nhân vật
  • C. Ba nhân vật
  • D. Bốn nhân vật

Câu 15: William Shakespcare (Sếch-xpia) là nhà soạn kịch nổi tiếng của nước nào?

  • A. Đức
  • B. Anh
  • C. Nga
  • D. Pháp

Câu 16: "Tình yêu và thù hận" thuộc thể loại kịch nào?

  • A. Kịch câm
  • B. Bi kịch
  • C. Kịch lịch sử
  • D. Hài kịch

Câu 17: Vở kịch "Tình yêu và thù hận" được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Đam mê
  • B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét
  • C. Hận tình
  • D. Mối tình đầu

Câu 18: Vở kịch nào sau đây của Sếch-xpia không phải là bi kịch?

  • A. Rô-mê-ô và Giu-li-et.
  • B. Giấc mộng đêm hè.
  • C. Hăm-lét.
  • D. Vua Lia.

Câu 19: Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A. Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét
  • B. Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu
  • C. Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét
  • D. Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Câu 20: Rô-mê-ô là con trai của dòng họ:

  • A. Môn-ta-ghiu
  • B. Ca-piu-lét
  • C. Môn-piu-lét
  • D. Ca-ta-ghiu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác