Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của vở kịch Romeo và Juliet là ai?

  • A. M. Gorky.
  • B. Hemingway.
  • C. Shakespeare.
  • D. Molière.

Câu 2: Mâu thuẫn chính trong vở kịch Romeo và Juliet là gì?

  • A. Xung đột giữa các thế hệ khác nhau.
  • B. Xung đột giữa tình yêu và thù hận gia tộc.
  • C. Xung đột giữa cá nhân và xã hội.
  • D. Xung đột giữa thiện và ác.

Câu 3: Vì sao Romeo và Juliet không thể đến với nhau?

  • A. Vì họ thuộc hai gia đình nghèo khó.
  • B. Vì họ bị bệnh nặng.
  • C. Vì hai gia đình của họ thù hận nhau từ lâu đời.
  • D. Vì họ không yêu nhau thật lòng.

Câu 4: Cái chết của Romeo và Juliet đã có ảnh hưởng như thế nào tới hai dòng họ?

  • A. Làm gia tăng thù hận giữa hai gia tộc.
  • B. Làm cho hai dòng họ thức tỉnh và xóa bỏ hận thù.
  • C. Không có ảnh hưởng gì đến hai gia tộc.
  • D. Làm cho Romeo và Juliet được đoàn tụ.

 

Câu 5: Vở kịch Romeo và Juliet thuộc thể loại nào?

  • A. Hài kịch.
  • B. Bi kịch.
  • C. Tục kịch.
  • D. Kịch lịch sử.

Câu 6: William Shakespeare là một nhà văn nổi tiếng người Anh thuộc thời kỳ nào?

  • A. Thời Trung Cổ.
  • B. Thời Phục Hưng.
  • C. Thời Hiện đại.
  • D. Thời Khai sáng.

Câu 7: Tác phẩm nào dưới đây không phải của William Shakespeare?

  • A. Hamlet.
  • B. Romeo và Juliet.
  • C. Henry.
  • D. Macbeth.

Câu 8: Hành động nào dưới đây thể hiện rõ nhất sự dũng cảm của Romeo và Juliet?

  • A. Họ quyết định kết hôn bí mật.
  • B. Họ thường xuyên gặp nhau trộm.
  • C. Họ sẵn sàng hy sinh vì tình yêu.
  • D. Họ cùng nhau bỏ trốn khỏi thành phố.

Câu 9: Sự khác biệt giữa cách bộc lộ tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì?

  • A. Rô-mê-ô thể hiện tình yêu một cách dè dặt, trong khi Giu-li-ét táo bạo.
  • B. Rô-mê-ô bộc lộ tình yêu say đắm, mãnh liệt, táo bạo; Giu-li-ét bộc lộ tình yêu găn với băn khoăn, thử thách có thể thể xảy ra phía trước.
  • C. Giu-li-ét thể hiện tình yêu mạnh mẽ, táo bạo hơn Rô-mê-ô.
  • D. Rô-mê-ô lo lắng về tương lai, về khó khăn mà họ sẽ găp phải, trong khi Giu-li-ét hoàn toàn lạc quan.

Câu 10: Điểm tương đồng giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong các thể hiện tình yêu là gì?

  • A. Cả hai đều là người già dặn, từng trải.
  • B. Họ đều sẵn sàng từ bỏ tình yêu vì gia đình.
  • C. Cả hai đều mang trong mình tâm hồn tình yêu hồn nhiên, say đắm, trân trọng người yêu.
  • D. Họ đều không quan tâm đến việc gia đình ngăn cấm và có mâu thuẫn từ trước.

Câu 11: Khi nào Rô-mê-ô sử dụng lời độc thoại?

  • A. Khi đối thoại với Giu-li-ét.
  • B. Khi ngắm nhìn Giu-li-ét bên khung cửa sổ, chàng “nói riêng” những cảm xúc si mê, choáng ngợp trước vẻ đẹp của nàng.
  • C. Khi tranh cãi với gia đình để bảo vệ tình yêu của mình.
  • D. Khi gặp gỡ bạn bè kể về những khó khăn trong câu chuyện tình yêu của hai người.

Câu 12: Lời độc thoại của Giu-li-ét khi chưa biết sự có mặt của Rô-mê-ô ở trong vườn nhà thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện sự giận dữ với Rô-mê-ô.
  • B. Thể hiện những băn khoăn về dòng họ của Rô-mê-ô và những tơ tưởng về chàng.
  • C. Kế hoạch trốn khỏi gia đình để giữ hanh phúc của mình.
  • D. Sự hối hận về tình yêu của mình.

Câu 13: Xung đột kịch tỏng vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là gì?

  • A. Xung đột giữa hai dòng họ.
  • B. Xung đột giữa tình yêu của đôi trẻ và lòng thù hận giữa hai dòng họ.
  • C. Xung đột giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
  • D. Xung đột giữa cha mẹ và con cái.

Câu 14: Nội dung chính vở kịch "Rô-mê-ô và Giu-li-ét" là gì?

  • A. Cuộc chiến gay gắt giữa hai dòng họ Montague và Capulet.
  • B. Mối tình trong trắng, chân thành giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong sự xung đột với hận thù của hai dòng họ.
  • C. Quá trình đàm phán hòa giải giữa hai gia đình.
  • D. Những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Câu 15: Trong vở kịch, "bức tường" có ý nghĩa biểu tượng là gì?

  • A. Sự bảo vệ an toàn cho Giu-li-ét.
  • B. Vật cản vật lý đơn thuần.
  • C. Vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa hai người.
  • D. Nơi hẹn hò bí mật của đôi tình nhân.

Câu 16: Trong bối cảnh xã hội của vở kịch, hành động của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện điều gì về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thời bấy giờ?

  • A. Sự tuân thủ tuyệt đối của cá nhân đối với quy tắc xã hội.
  • B. Sự khởi đầu của phong trào đấu tranh cho quyền tự do cá nhân.
  • C. Xung đột giữa khát vọng cá nhân và những ràng buộc xã hội truyền thống.
  • D. Sự thay đổi hoàn toàn trong cấu trúc xã hội phong kiến.

Câu 17: Việc sử dụng ẩn dụ "bức tường" và "lưỡi kiếm" trong vở kịch có thể được hiểu như một phương pháp nghệ thuật nào của Shakespeare?

  • A. Sử dụng biện pháp so sánh đơn thuần.
  • B. Áp dụng kỹ thuật tương phản để tạo kịch tính.
  • C. Sử dụng biểu tượng để thể hiện các khái niệm trừu tượng về ranh giới xã hội và hậu quả của việc vượt qua ranh giới đó.
  • D. Tạo ra yếu tố hài hước để giảm bớt không khí bi kịch.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác