Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 CTST bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong những dòng thơ dưới đây, đâu là lời của người kể chuyện?

  • A. Ai than khóc ở trong xe nầy?
  • B. Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
  • C. Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
  • D. Vân Tiên tả đột hữu xông.

Câu 2: Trong những dòng thơ dưới đây, đâu là lời của nhân vật?

  • A. Lâu la bốn phía vỡ tan.
  • B. Cha làm chi phủ ở miền Hà Khê.
  • C. Dẹp rồi lũ kiến chòm ong.
  • D. Vân Tiên nghe nói liền cười.

Câu 3: Vì sao Lục Vân Tiên quyết định ra tay để trừng trị bọn cướp?

  • A. Vì Lục Vân Tiên là người thấy việc bất bình, hại đến dân là ra tay nghĩa hiệp.
  • B. Vì Lục Vân Tiên muốn có nhiều công trạng để được làm quan.
  • C. Vì Lục Vân Tiên mến mộ Kiều Nguyệt Nga đã lâu, muốn lấy cớ làm quen.
  • D. Vì Lục Vân Tiên thích giao tranh để luyện võ.

Câu 4: Chi tiết như “bẻ cây làm gậy”“nhắm làng xông vô” thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện sự vội vàng, hấp tấp.
  • B. Thể hiện sự hiếu thắng, nóng nảy.
  • C. Dứt khoát, nhanh nhẹn, thể hiện sự nóng lòng cứu người của chàng.
  • D. Sự nóng lòng cứu người nhưng hấp tấp, vội vàng.

Câu 5: Cảnh đánh cướp của Lục Vân Tiên được mô tả qua cặp câu lục bát nào dưới đây?

  • A. Vân Tiên mặt đỏ phừng phừng
  • B. Vân Tiên tả đột hữu xông
  • C. Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
  • D. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Câu 6: Nhân vật của Truyện Lục Vân Tiên được xây dựng như thế nào?

  • A. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
  • B. Nhân vật có tính cách rõ nét, sinh động.
  • C. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp kì ảo.
  • D. Nhân vật mang tính đại diện cho một tầng lớp trong xã hội.

Câu 7: Ngôn ngữ của Truyện Lục Vân Tiên được như thế nào?

  • A. Ngôn ngữ bác học, giàu tính triết lý.
  • B. Ngôn ngữ sâu sắc, nhiều điển tích, điển cố.
  • C. Ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
  • D. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm.

Câu 8: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể nào?

  • A. Lục bát.
  • B. Song thất lục bát.
  • C. Tự do.
  • D. Thất ngôn bát cú.

Câu 9: Lục Vân Tiên đã gặp Kiều Nguyệt Nga trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
  • B. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
  • C. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên vô tình gặp Kiều Nguyệt Nga.
  • D. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga ở quán trọ.

Câu 10: Kết thúc của Truyện Lục Vân Tiên là gì?

  • A. Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga đau khổ và thề sẽ thủ tiết suốt đời.
  • B. Lục Vân Tiên đỗ trạng nguyên và về quê cưới Kiều Nguyệt Nga.
  • C. Lục Vân Tiên bị mù và bị chia cắt mãi mãi với Kiều Nguyệt Nga.
  • D. Những kẻ gian ác bị trừng trị, sau nhiều tháng ngày chia cách, Lục Vân Tiên được chữa khỏi mắt và đoàn tụ, hạnh phúc với Kiều Nguyệt Nga.

Câu 11: “Kiến nghĩa bất vi” được Lục Vân Tiên nhắc đến là gì?

  • A. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng khí là việc nghĩa được ghi trong sách Thánh hiền.
  • B. Thấy việc bất bình thì phải ra tay cứu giúp.
  • C. Thấy việc nguy hiểm thì không nên ra tay tránh tổn hại đến thân mình.
  • D. Thấy việc nguy hiểm thì nên tìm người đến giúp còn bản thân không nên tham dự để tránh hậu họa.

Câu 12: Kiều Nguyệt Nga được khắc họa như thế nào?

  • A. Là cô gái mạnh mẽ, dũng cảm, không sợ hãi trước toán cướp.
  • B. Là cô gái thùy mị, nết na, hiếu nghĩa, thông hiểu đạo lí, dịu dàng, mực thước, khiêm nhường. 
  • C. Là cô gái con nhà võ tướng nhưng bẩm sinh yếu ớt, nhiều bệnh.
  • D. Là cô gái hiện đại, cởi mở, phóng khoáng.

Câu 13: Vì sao ngôn ngữ Truyện Lục Vân Tiên lại đậm chất Nam Bộ?

  • A. Vì Nguyễn Đình Chiếu là một nhà Nho được nuôi dưỡng trong cội nguồn văn hóa Nam Bộ.
  • B. Vì Nguyễn Đình Chiếu rất yêu thích văn hóa Nam Bộ.
  • C. Vì đây là câu chuyện có thật ở vùng đất Nam Bộ.
  • D. Vì Nguyễn Đình Chiểu am hiểu văn hóa Nam Bộ nhiều hơn văn hóa Bắc Bộ.

Câu 14: Theo em, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiếu là gì?

  • A. Để tái hiện lại nhân vật lịch sử Lục Vân Tiên.
  • B. Để kể về chính cuộc đời gian truân của ông.
  • C. Để làm sống dậy một câu chuyện có thật ở quê hương ông.
  • D. Để truyền tải đạo lí, đạo đức cho con người quê hương.

Câu 15: Truyện Lục Vân Tiên đã thể hiện rõ đặc điểm chức năng nào của văn học trung đại?

  • A. Văn dĩ ngôn chí.
  • B. Ý tại ngôn ngoại.
  • C. Văn dĩ tải đạo.
  • D. Văn dĩ ngôn chí và tải đạo.

Câu 16: Điển tích “Triệu Tử phá vòng Đương Dang” có nghĩa là gì?

  • A. Triệu Tử Long (danh tướng thời Tam quốc) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.
  • B. Triệu Tử Long (danh tướng thời Đường) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.
  • C. Triệu Tử Long (danh tướng thời Minh) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.
  • D. Triệu Tử Long (danh tướng thời Tần) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.

Câu 17: Vì sao Lục Vân Tiên đề nghị Kiều Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra”?

  • A. Vì Lục Vân Tiên có việc vội phải đi ngay, không có thời gian trò chuyện.
  • B. Vì Lục Vân Tiên là người đã có gia đình, phải giữ danh nghĩa.
  • C. Vì sự khác nhau về danh phận (nàng là phận gái ta là phận trai).
  • D. Vì Kiều Nguyệt Nga có danh phận cao quý, Lục Vân Tiên chỉ là thường dân.

Câu 18: Đâu là nhận xét đúng về phẩm chất của Lục Vân Tiên thông qua cách cư xử của chàng?

  • A. Là môn đồ của cửa Khổng sân Trình với cách nói và cử chỉ cổ hủ, gia trưởng.
  • B. Là con nhà võ tướng, là hạng võ bền chỉ có vũ dũng.
  • C. Là con nhà võ tướng nhưng mang dáng dấp của môn đồ của cửa Khổng sân Trình.
  • D. Là môn đồ của cửa Khổng sân Trình với cách nói và cử chỉ lịch thiệp, nho nhã.

Câu 19: Truyện Lục Vân Tiên có ảnh hướng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ dưới những hình thức nào?

  • A. Đối Lục Vân Tiên.
  • B. Kể thơ, nói thơ Vân Tiên.
  • C. Diễn chèo Vân Tiên.
  • D. Vè Vân Tiên.

Câu 20: Truyện Lục Vân Tiên được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh nào?

  • A. Lục Vân Tiên.
  • B. Khát vọng Thăng Long.
  • C. Huyền sử vua Đinh.
  • D. Đêm hội Long Trì 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác