Đáp án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

Đáp án bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. KHÁT VỌNG CÔNG LÍ

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong con hoạn nạn?

Đáp án chuẩn:

Họ là những người tốt, có hành động đẹp. Nếu mọi người đều sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, xã hội sẽ trở nên mạnh mẽ và đồng lòng hơn.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?

Đáp án chuẩn:

Vân Tiên đứng giữa quân địch, bốn phía vây bắt. Trong bóng tối, anh ta như con rồng sẵn sàng đối đầu, gươm giáo lóe sáng. Không còn lựa chọn, Vân Tiên quả quyết quăng gươm giáo, tìm đường chạy giữa vòng vây.

Câu 2: Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “Khoan khoan ngồi đó chớ ra” cho thấy chàng là người như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Tính tình điều dịch và quan tâm của anh ta đối với Nguyệt Nga. 

- Chàng hiểu rõ tình hình căng thẳng và muốn bảo vệ Nguyệt Nga khỏi nguy cơ gặp nguy hiểm. 

Câu 3: Hai dòng thơ cuối của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? 

Đáp án chuẩn:

Thể hiện tâm trạng của Lục Vân Tiên, bày tỏ sự phản kháng và lo ngại về việc mất đi tính nhân đạo và tình thương thân thiện khi đối mặt với những khó khăn và đau khổ. 

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Theo em, nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Có bởi vì

- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội

- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.

Câu 2: Tóm tắt các sự việc được kể và xác định bố cục của văn bản.

Đáp án chuẩn:

1. Tóm tắt:

- Lục Vân Tiên là một chàng trai tài võ vẹn toàn. Một lần đi ngang qua xóm nhỏ, tiên gặp băng đảng trộm của giết người, chàng đánh cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga - cô con gái nết na thùy mị của một quan tri huyện nhỏ. 

- Nguyệt Nga đem lòng yêu chàng trai thông minh quả cảm này, tiếc thay nàng bị gả cho tên quan gian ác, không đành lòng và muốn giữ trọn tình yêu với Vân Tiên, nàng ôm tranh chàng gieo mình xuống sông tự vẫn. 

- Vân Tiên sau một thời gian dùi mài kinh sử đem lều chõng đi thi, gặp bạn đường trong đó có Trịnh Hâm học chẳng ra sao còn có mưu đồ gian ác. Mẹ Vân Tiên mất, chàng khóc thương đến mù mắt. Trịnh Hâm thừa cơ ra tay mưu hại chết Vân Tiên. May thay chàng được lão ngư cứu sống. 

2. Bố cục:

- Phần 1. Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”: Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.

- Phần 2. Còn lại: Lục Vân Tiên cứu được Kiều Nguyệt Nga và cuộc trò chuyện của cả hai.

Câu 3. Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng không? Vì sao? Phân tích một số chỉ tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em.

Đáp án chuẩn:

- Lục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm, văn võ song toàn, hành hiệp trượng nghĩa. 

- Vân Tiên là chàng trai rất trọng lễ nghĩa đạo lí, chàng không muốn vì trả nghĩa mà Kiều Nguyệt Nga bị ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của người con gái.

- Vân Tiên là người coi trọng nghĩa khí

Câu 4: Phân tích đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga (lưu ý những cử chỉ, lời nói của nàng khi đáp lời Lục Vân Tiên).

Đáp án chuẩn:

- Sau khi nghe lời lẽ của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga biết người cứu mình là một nam tử hán, liền kể rõ sự tình

- Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn.

Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó.

Đáp án chuẩn:

- Chủ đề: truyền dạy đạo lí làm người: 

+ Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội

+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.

- Căn cứ: Tác giả khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. 

Câu 6: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản? Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị không? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

- Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và tỏa rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. 

- Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị.

Câu 7: Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa:

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...

b. Tình cảm, cảm xúc của của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn" trong bài thơ Chạy giặc (xem thêm Ngữ Văn 8, tập hai, bộ sách Chân trời sáng tạo). 

Đáp án chuẩn:

a. 

- Được sáng tác trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ sự thống trị của thực dân Pháp và tình hình chính trị, xã hội đầy khó khăn. 

- Mục đích: chống lại sự thực dân, kêu gọi tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, và nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc.

b. 

- Khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chứa đựng nhiều tình cảm và cảm xúc sâu sắc. 

- Khi nhắc đến “trang dẹp loạn", ông đau xót cho đất nước, đau thương cho số phận của những con người. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác