Đáp án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Thực hành tiếng Việt

Đáp án bài 5: Thực hành tiếng Việt. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. KHÁT VỌNG CÔNG LÍ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 138

Câu 1: Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:

a.

Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi .

Tiên nghiêm trống chửa dứt hồi

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b.

Cho gươm mời đến Thúc lang

Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run

Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là [...]

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Đáp án chuẩn:

a. Điển tích điển cố: Trướng hùm mở giữa trung quân:

- Là thiết lập chỗ ngồi của chủ tướng tức như ghế chủ - tọa ở giữa trung quân. 

- Trung quân là đạo quân đóng ở trung ương, nói thế để phân biệt với các đạo quân đóng ở các phía tiền, bậu, tả, hữu

b. Điển tích điển cố: "Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng/Tại ai há dám phụ lòng cố nhân"

-  Thúy Kiều diễn tả sự ly biệt mãi mãi, để khẳng định nàng và Thúc Sinh không có duyên vợ chồng. 

- Nàng cũng hiểu rằng những nỗi đau khổ nàng phải gánh chịu, sự cách biệt của hai người không phải đến từ Thúc Sinh, cũng không phải là điều chàng mong muốn.

Câu 2: Dùng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết các thành ngữ này gắn với điển tích, điển cố nào.

a. Lá thắm chỉ hồng

b. Tái Ông thất mã

c. Ngưu lang Chức nữ 

Đáp án chuẩn:

a. Lá thắm chỉ hồng.

- Giải nghĩa: biểu thị cái duyên số tiền định của vợ chồng, là lời nói hộ tình yêu cho những lứa đôi, hình thành từ sự giao kết giữa hai câu chuyện tình thuở xưa.

- Điển cố: Lá thắm theo điển tích là thư từ qua lại của đôi lứa trong ngày còn thơ. Nước Sở có thành Tây Độ Quan trấn thủ là Kiều Công Di có ái nữ là Kiều Nga, một giai nhân tuyệt sắc. Bấy giờ, tình hình trộm cướp như rươi dân tình không được an cư lạc nghiệp. Nội thành dành cho người quyền quí; ngoại thành cho thứ dân. Cửa thành luôn được canh phòng nghiêm ngặt, thường dân ra vào bị xét hỏi rất ngặt.

b. Tái Ông thất mã

- Giải nghĩa: được dùng để an ủi người đang gặp khó khăn. Họa có thể biến thành phúc, và phúc có thể trở thành họa. 

- Điển cố: kể về Tái Ông, mất ngựa nhưng coi đó là điều tốt. Con ngựa trở về, nhưng ông nghi ngờ điều lành. Con trai ông gặp tai nạn và trở nên tàn tật. Khi nước láng giềng xâm lược, con trai được giữ ở nhà và thoát chết. Hàng xóm nhận ra ý nghĩa sâu sắc của "Tái Ông thất mã" về quan điểm và số phận.

c. Ngưu lang Chức nữ 

- Giải nghĩa: có liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất tịch.

- Điển tích: kể về tình yêu giữa chàng nông dân Nguu Lang và công chúa Chức Nữ, bị chia cách bởi sông Ngân Hà. Họ chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày mùng 7 tháng 7. Câu chuyện thể hiện lòng trung thành và kiên nhẫn trong tình cảm.

Câu 3: Kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết. Chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lí do em lựa chọn từ ngữ/ hình ảnh như vậy.

Đáp án chuẩn:

- Tác phẩm: Lục Vân Tiên

- Hình ảnh: “tả đột hữu xung”

- Lý do: 

+ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu so sánh với hình ảnh người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dang. 

+ Trước sức mạnh của Lục Vân Tiên thì băng cướp bị đánh tan “Lâu la bốn phía vỡ tan”, chúng hoảng loạn bỏ lại gươm giáo mà tìm đường thoát thân. 

+ Cầm đầu của băng đảng này là Phong Lai thì bị Tiên cho một gậy “thác rày thân vong”. Đây là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ lấy việc hại người làm niềm vui, làm mục đích kiếm sống.

Câu 4: Xác định thành ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ này.

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Kiến bò miệng chén bao lâu,

Mưu sâu thì trả nghĩa sâu cho vừa

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Đáp án chuẩn:

- “Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đoạn mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được.

=> Nổi bật hàm ý của câu thơ có thành ngữ: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng.

Câu 5: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1.

Đáp án chuẩn:

Cho gươm mời đến Thúc lang

Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run

Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là [...]

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Kiều sử dụng rất nhiều từ hán việt như “nghĩa”, “tòng”, “phụ”, “cố nhân”: 

=> Thể hiện cái tài và học thức của Kiều, khi đại diện cho một vị “phu nhân” xứng thực, với sự hiểu biết về những khái niệm đạo đức thời phong kiến như chữ “nghĩa”, chữ “tòng” 

- "Nghĩa" ở đây là những ơn nghĩa của Thúc Sinh đối với Kiều, là nghĩa vụ của Kiều với Thúc Sinh như một người vợ. 

- “Tòng” là tam tòng tứ đức, một tiêu chuẩn của phụ nữ có chồng thời xưa. 

- Thúy Kiều sử dụng điển cố Sâm Thương mang đậm tính ước lệ tượng trưng. Kiều băn khoăn rằng vì sao Sâm và sao Thương không thể gặp mặt như mình với Thúc Sinh; một cặp đôi mãi chia xa chẳng cách tương phùng.

=> Sự tôn trọng của Kiều với chàng thư sinh họ Thúc. Đây là cách nói chuyện tâm sự thể hiện của một người “người có chữ”.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác