Đáp án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt)

Đáp án bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

BẾP LỬA

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em

Đáp án chuẩn:

Em ra đồng bắt cá cùng ba rồi về nướng than củi.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

Đáp án chuẩn:

Phẩm chất ở người bà: Bà là người yêu nước, bền bỉ,dẻo dai, sẵn sàng hi sinh vì tiền tuyến cho cuộc chiến tranh cứu nước.

Câu 2: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có khác gì so với các khổ thơ trên?

Đáp án chuẩn:

- Bếp lửa trong các khổ thơ trên là hình ảnh bếp lửa của thực tại, bếp lửa có thật. 

- Hình ảnh bếp lửa ở khổ thơ này là bếp lửa của quá khứ, là bếp lửa của tình yêu và sự hồi tưởng

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ? 

Đáp án chuẩn:

- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ, được nhắc tới 10 lần cùng với sự thay đổi qua các khổ thơ

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

Câu 2: Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

Đáp án chuẩn:

- Điệp ngữ “Một bếp lửa” mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng. 

- Thành ngữ "đói mòn đói mỏi” gợi cho ta nhận thấy cái đói kéo dài. 

- Điệp từ: bà - cháu tạo nên hình ảnh quấn quýt, gần gũi và đầy yêu thương 

- Điệp từ "tu hú" thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của âm thanh. 

- Điệp ngữ "một ngọn lửa" với kết cấu song hành đã làm giọng thơ ngân vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động, tự hào.

Câu 3: Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Đáp án chuẩn:

Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà cũng như với quê hương, đất nước.

Câu 4: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Đáp án chuẩn:

- Mạch cảm xúc: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.

- Cảm hứng chủ đạo: tình cảm bà cháu, nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước

Câu 5: Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ

Đáp án chuẩn:

- Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà, gắn liền với bếp lửa.

- Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.

- Phần 4 (khổ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà, dù đã khôn lớn.

Câu 6: Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Đáp án chuẩn:

Thông điệp yêu thương, trân trọng và hãy luôn gắn bó với quê hương, gia đình dù bất cứ ở nơi đâu.

Câu 7: Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ “nhóm”, “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?

Đáp án chuẩn:

- Bài thơ thể hiện lòng kính yêu trân trọng của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.

- Từ " nhen" có ý nghĩa như đã khẳng định những phẩm chất cao quý của người bà tần tảo sớm hôm

Câu 8: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em.

Đáp án chuẩn:

- Đó là ai?

- Người đó có quan hệ gì với em

- Người đó ảnh hưởng đến em như thế nào

- Em đã thay đổi như thế nào khi bị ảnh hưởng

- Cảm ơn/ Xin lỗi người đó


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác