Đáp án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)

Đáp án bài 4: Dế chọi (Bồ Tùng Linh). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. DẾ CHỌI

Câu 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện theo diễn biến của các sự kiện trong văn bản và cho biết các sự kiện ấy dược sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Đáp án chuẩn:

1. - Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. 

- Thành Danh – một chức dịch hiền lành không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi.

- Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn. 

2. Các sự kiện trong văn bản được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phù hợp. Không theo dòng thời gian trước sau nhưng đó là ý đồ của tác giả, nhằm giải thích và tạo ấn tượng cho câu chuyện.

Câu 2: Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng tiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã tác động như thế nào đến đời sống của các hạng người trong xã hội đương thời?

Đáp án chuẩn:

- Làm nhiễu nhương xã hội, bách tính khó khăn và rơi vào lầm than, nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. 

- Vua quan không quan tâm đến đời sống bách tính mà chỉ lo hưởng thú vui hoan lạc của bản thân mình. Qua đó ta thấy sự thối rữa và mục nát của vua quan xưa.

Câu 3: Phân tích điểm tương đồng, khác biệt về số phận của nhân vật Thành Danh trước và sau khi tìm được dế quý dâng quan.

Đáp án chuẩn:

- Trước: Gia đình khốn đốn vì Thành Danh không dám sách nhiễu dân làng nộp dế, Thành phải tự đi tìm, không tìm được dế, anh đã bị quan phạt đòn

- Sau: 

+ Số phận cũng hé sáng khi vợ anh được cô đồng chỉ nơi có dế. Thành Danh tìm được dế tốt, nhưng con dế ấy lại gây ra thảm kịch thứ hai. 

Câu 4: Chỉ ra một số biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn bản và tác dụng của yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Đáp án chuẩn:

- Con trai hóa thành dế

- Con dế biết lấy lòng quan

- Chỉ vì con dế mà Thành Danh được ban thưởng hậu hĩnh

Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Dế chọi là truyện truyền kì?.

Đáp án chuẩn:

- Vì nó là câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

- Nó kể ra câu chuyện ngắn gọn với một số chi tiết li kì, biến ảo về việc gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua.

Câu 6: Theo em, nếu bỏ đi phản “lời bàn của tác giả” ở cuối truyện thì việc đọc hiểu truyện Dế chọi có khó khăn/ thuận lợi gì?

Đáp án chuẩn:

Việc đọc hiểu truyện khó khăn trong việc hiểu về nguồn gốc của con dế và khó lí giải cho việc nhận thưởng của Thành Danh. Đồng thời không thể hiện hết ý của tác giả: khao khát cuộc sống hạnh phúc nên phải hi sinh.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác