Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Dễ chọi (Bồ Tùng Linh)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Dễ chọi (Bồ Tùng Linh). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: DẾ CHỌI

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, để tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. Trải nghiệm văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện…

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Thanh.

- Ông để lại khối lượng lớn tác phẩm thuộc nhiều thể loại, trong đó tiêu biểu nhất là Liêu trai chí dị.

b. Tác phẩm

Liêu trai chí dị là tập sách gồm gần 500 truyện, khai thác cốt truyện từ truyện dân gian và từ những truyện kì lạ, hoang đường của một số tác giả thời trước. Tập sách được dịch ra nhiêu thứ tiếng, bắt đầu phổ biến ở Việt Nam từ thế kỉ XIX.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Cốt truyện, không gian, thời gian và nhân vật của văn bản

a. Cốt truyện

- Sơ đồ đính kèm phía dưới.

b.  Không gian, thời gian và nhân vật của văn bản

- Không gian: 

+ Không gian trong truyện là không gian gắn với sinh hoạt của các nhân vật (hẹp thì có ngôi nhà của Thành, điện thờ của bà đồng gù làm nghề bói toán, ngôi chùa có mộ cổ nơi Thành đi tìm dế, cái thôn nhỏ nơi Thành sinh sống,...

+ Rộng hơn thì có huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây, cung vua – những địa danh xác thực).

- Thời gian: 

+ Thời gian cũng có sự tương ứng với đặc điểm của không gian (gắn với sinh hoạt đời thường của con người). Đứa con trai của Thành biến thành dế chỉ “hơn một năm” và cũng chỉ “sau vài năm, nhờ được trọng thưởng và nâng đỡ, Thành phất lên, có cơ ngơi bề thế, giàu sang phú quý tột bậc. 

+ Điều đáng chú ý: toàn bộ câu chuyện diễn ra trong thời điểm xác định của lịch sử (đời Tuyên Đức nhà Minh). Sự chính xác về thời điểm lịch sử như vậy đã bao hàm thái độ mỉa mai của tác giả đối với xã hội.

2. Yếu tố kì ảo và yếu tố thực trong Dế chọi

a. Yếu tố kì ảo

- Truyện có hai sự việc mang tính chất kì ảo:

+ Sự việc thứ nhất là mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành sắm lễ đến xin bói. Những hình vẽ trên mảnh giấy kia là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý. 

+ Sự việc thứ hai: sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hoá thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế kì lạ nào.

- Ý nghĩa: Để thấy được ý nghĩa, vai trò của từng yếu tố kì ảo trong truyện, cần đặt nó vào mạch truyện. 

+ Sự kiện thứ nhất xuất hiện lúc Thành đang lâm vào thế bế tắc: không làm sao mà tìm được con dế đạt tiêu chuẩn để nộp quan. Sự bế tắc này khiến Thành rơi vào khốn đốn: bị đánh đập, o ép đến mức muốn tự tử. Mảnh giấy có tính chất chỉ dẫn của bà đồng gù đã giúp Thành tìm được con dế quý. Mặc dù con dế đó không nộp được cho quan (vì bị đứa con trai làm chết), nhưng có vai trò dẫn đến sự việc có tính chất kì ảo thứ hai: đứa con trai đã hoá thành một con dế để cứu cha. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 4: Dễ chọi (Bồ Tùng Linh), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Dễ chọi (Bồ Tùng Linh), Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 4: Dễ chọi (Bồ Tùng Linh)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác