Đáp án Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

Đáp án bài 8: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 8. NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM

VĂN BẢN. HAI CHỮ NƯỚC NHÀ 

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Hãy tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428) của dân tộc ta và câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc.

Đáp án chuẩn:

1. Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428):

- Bối cảnh: Sau nhà Hồ thất bại, quân Minh xâm lược, ách đô hộ tàn bạo.

- Khởi nghĩa Lam Sơn: Lãnh đạo Lê Lợi (Lê Thái Tổ)

- Giai đoạn:

+ 1418 - 1424: Khởi nghĩa ở Thanh Hóa, nhiều lần bị vây quét.

+ 1425 - 1427: Tiến ra Bắc, giải phóng nhiều vùng đất.

+ 1427: Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, quân Minh đầu hàng.

- Ý nghĩa: Nền độc lập dân tộc được khôi phục, nền nhà Lê được thành lập. Khẳng định tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc.

2. Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi:

- Giữ gìn khí tiết, không khuất phục giặc.

- Tiếp tục chiến đấu chống giặc Minh.

- Học tập, rèn luyện để trở thành nhân tài giúp nước.

- Ý nghĩa:

+ Tinh thần trung quân ái quốc, ý chí quật cường của Nguyễn Phi Khanh.

+ Thể hiện niềm tin vào tài năng, phẩm chất của Nguyễn Trãi.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?

Đáp án chuẩn:

Tâm trạng buồn, tin cậy vào con.

Câu 2: Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?

Đáp án chuẩn:

Nhắc cho con nhớ công lao của cha ông, những gì cha ông đã gây dựng và nhắn con hãy bảo vệ lấy nó.

Câu 3: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối?

Đáp án chuẩn:

- Nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khuyên nhủ con cái phải sống tốt, làm người có ích. 

- Hơn nữa, "Đức sinh thành" không chỉ là cha mẹ, mà còn là những người có công lao với mình, với đất nước. 

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ như thế nào? 

Đáp án chuẩn:

- Thể song thất lục bát

- Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. 

- Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Câu 2. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản mà theo em có tác dụng tăng sức cảm hoá, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con.

Đáp án chuẩn:

Con ơi! Nhớ đức sinh thành, 

Sao cho khỏi để ô danh với đời. 

Câu 3: Nêu tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

- Tng nhạc tính ở từng khổ thơ.

- Gieo vần, ngắt nhịp, điệp từ, điệp ngữ là những biện pháp tu từ quan trọng. 

Câu 4: Xác định bố cục, từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của văn bản. 

Đáp án chuẩn:

- Câu 29 - 32: Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li

- Câu 33 - 52: Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi

- Cò lại: Lời tao gửi sự nghiệp cứu nước cho con

- Mạch cảm xúc: tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc

Câu 5: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.

Đáp án chuẩn:

- Chủ đề: chiến tranh

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng yêu nước, tình cảm thương dân và trao gửi sứ mệnh đất nước vào tay con

- Căn cứ: tác giả liệt kê những công lao cha ông gây dựng, đa số là những cuộc chiến tranh bảo vệ bờ cõi.

Câu 6: Thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua văn bản là gì?

Đáp án chuẩn:

Qua việc bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc tác giả khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác