Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 8: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai?

  • A. Trần Quốc Tuấn
  • B. Trần Tuấn Khải
  • C. Trần Quang Khải
  • D. Phan Bội Châu

Câu 2: Bài thơ Hai chữ nước nhà gồm:

  • A. 25 khổ thơ
  • B. 26 khổ thơ
  • C. 27 khổ thơ
  • D. 28 khổ thơ

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn bát cú đường luật
  • B. Lục bát
  • C. Song thất lục bát
  • D. Ngũ ngôn

Câu 4: Bài thơ Hai chữ nước nhà mượn đề tài lịch sử thời kỳ nào?

  • A. Thời quân Tống xâm lược nước ta
  • B. Thời quân Minh xâm lược nước ta
  • C. Thời quân Thanh xâm lược nước ta
  • D. Thời nhà Hán nước ta

Câu 5: Bài thơ là lời dặn dò của ai với ai?

  • A. Của cha với con trai
  • B. Của cha với con gái
  • C. Của mẹ với con trai
  • D. Của mẹ với con gái

Câu 6: Khổ thơ sau thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?

Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Thân lươn bao quản vũng lầy

Giang san gánh vác sau này cậy con.

  • A. Thể hiện tâm trạng lo lắng, băn khoăn
  • B. Thể hiện tâm trạng hy vọng, mong chờ
  • C. Thể hiện tâm trạng buồn, tin cậy vào con.
  • D. Thể hiện tâm trạng vui vẻ, lạc quan.

Câu 7: Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?

  • A. Nhắc cho con nhớ công lao của cha ông, những gì cha ông đã gây dựng và nhắn con hãy bảo vệ lấy nó.
  • B. Để khuyến khích con nỗ lực học tập và làm việc.
  • C. Để so sánh cuộc sống hiện tại với quá khứ hào hùng.
  • D. Để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với những nhân vật lịch sử đó.

Câu 8: Tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản là gì?

  • A. Tạo sự hài hòa về âm thanh, nhấn mạnh ý tưởng, làm nổi bật nội dung cảm xúc.
  • B. Gây cảm giác đơn điệu và lặp lại.
  • C. Tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho văn bản
  • D. Tạo ra cảm giác mới lạ và phức tạp cho văn bản.

Câu 9: Đoạn trích được chia thành mấy phần?

  • A. 1 phần
  • B. 2 phần
  • C. 3 phần
  • D. 4 phần

Câu 10: Em hãy cho biết mạch cảm xúc của văn bản.

  • A. Lo lắng cho vận mệnh đất nước và hy vọng vào thế hệ trẻ
  • B. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan và khát vọng giải phóng
  • C. Tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc
  • D. Tự hào về truyền thống anh hùng và kêu gọi tinh thần đấu tranh

Câu 11: Nội dung của câu 29-32 là gì?

  • A. Lời khuyên con cái phải biết yêu nước thương nòi
  • B. Lời trao gửi sự nghiệp cứu nước cho con
  • C. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li
  • D. Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi

Câu 12: Cảm hứng chủ đạo của văn bản là:

  • A. Ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc
  • B. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan
  • C. Khích lệ tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ
  • D. Cảm hứng yêu nước, tình cảm thương dân và trao gửi sứ mệnh đất nước vào tay con

Câu 13: Chủ đề của văn bản là gì?

  • A. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
  • B. Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước
  • C. Truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam
  • D. Chiến tranh

Câu 14: Dựa vào đâu để xác định chủ đề của văn bản?

  • A. Các hình ảnh về cuộc sống khó khăn của nhân dân
  • B. Tác giả liệt kê những công lao cha ông gây dựng, đa số là những cuộc chiến tranh bảo vệ bờ cõi
  • C. Lời khuyên và kỳ vọng của tác giả dành cho thế hệ trẻ
  • D. Tình cảm yêu nước và lòng tự hào dân tộc xuyên suốt bài thơ

Câu 15: Văn bản thể hiện thông điệp gì?

  • A. Kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc để chống giặc ngoại xâm
  • B. Nhắc nhở thế hệ trẻ về trách nhiệm với quê hương đất nước
  • C. Bằng cách mở lòng và chia sẻ về nỗi đau mất nước, cũng như bày tỏ sự căm thù với quân giặc, tác giả khuyến khích tinh thần yêu nước của đồng bào và thể hiện sự khao khát độc lập và tự do
  • D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam

Câu 16: Hình ảnh nào được tác giả sử dụng để mô tả tình cảnh khó khăn của người cha?

  • A. Con thuyền lênh đênh
  • B. Cánh chim lạc bầy
  • C. Thân lươn trong vũng lầy
  • D. Chiếc lá rơi

Câu 17: Tác giả nhắc đến những anh hùng dân tộc nào trong bài thơ?

  • A. Trần Hưng Đạo và Lê Lợi
  • B. Trưng Nữ và Trần Hưng Đạo
  • C. Lý Thường Kiệt và Ngô Quyền
  • D. Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ

Câu 18: Nội dung của câu 29-32 là gì?

  • A. Lời khuyên con cái phải biết yêu nước thương nòi
  • B. Lời trao gửi sự nghiệp cứu nước cho con
  • C. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li
  • D. Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi

Câu 19: Tác giả sử dụng hình ảnh nào để ca ngợi tinh thần chiến đấu của Trưng Nữ?

  • A. Mây trôi gió cuốn
  • B. Sóng dữ ba đào
  • C. Phận liễu bồ xoay với cuồng phong
  • D. Lửa hồng thiêu đốt

Câu 20: Bút danh nào không phải của Trần Tuấn Khải?

  • A. Đông Minh
  • B. Đông A Thị
  • C. Lâm Tuyền Khách
  • D. Ngọc Oanh

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác