Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 CTST bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là cách trình bày vấn đề chủ quan trong những câu văn dưới đây?

  • A. Khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh phố nửa làng ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.
  • B. Nó thật xứng đáng là cặp câu hay nhất của bài thơ.
  • C. Không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp.
  • D. Và đó là một cái gánh éo leo Nuôi đủ năm con với một chồng.

Câu 2: Đâu là cách trình bày vấn đề khách quan trong những câu văn dưới đây?

  • A. Hình tượng bà Tý cũng trở thành hình tượng người vợ.
  • B. Mới chỉ hai câu đề thôi mà thi đề Thương vợ ngỡ đã đủ đầy.
  • C. Chẳng biết tài hoa tạo nên chữ nghĩa hay là tình tương đã tự tìm ra tiếng nói riêng của nó, mà chữ nào ở đây cũng sắc nét, cũng đượm tình.
  • D. Nó thật xứng đáng là cặp câu hay nhất của bài thơ.

Câu 3: Đâu là một trong số những luận điểm chính của văn bản?

  • A. Cái gánh nặng nhọc nhằn đè trên vai bà Tý là thế: đầu này là năm đứa con, đầu kia là một ông chồng.
  • B. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo.
  • C. Không than thân trách phận, không phiền lòng phẫn chí, lặng lẽ an phận, ráng sức lo toan.
  • D. Con người bổn phận lấy việc sống trọn bổn phận làm đạo sống của mình.

Câu 4: Đâu là lí lẽ chứng minh cho luận điểm: Hình tượng bà Tú cũng trở thành hình tượng người vợ?

  • A. Nhìn sâu vào, có thể thấy rằng vẻ đẹp cốt lõi của hình tượng người vợ chính là con người bổn phận.
  • B. Mà có lẽ đó là thái độ chín chắn trước duyên phận và cả độ lượng trước gia cảnh.
  • C. Chỉ hai chữ eo sèo thôi cũng đủ cho ta hình dung trong bươn chải với đời, bà Tú đã phải chịu biét bao tiếng bấc tiếng chì, lời chao giọng chát.
  • D. Chẳng biết tài hoa tạo nên chữ nghĩa hay là tình thương đã tự tìm ra tiếng nói riêng của nó, mà chữ nào ở đây cũng sắc nét, cũng đượm tình.

Câu 5: Đâu là một trong số những luận điểm chính của văn bản?

  • A. Câu thơ thứ hai vừa phơi bày cái gánh nặng kia vừa giải thích cái lí do khiến người vợ hiền thảo phải hằng ngày xuất gia chường mặt ra với đời.
  • B. Danh phận có bị đổi thay bởi cái chợ đời nhốn nháo, nhưng bổn phận vẫn thế, thậm chí còn nặng nề hơn nữa.
  • C. Chỉ với hai câu đề, hình ảnh bà Tú hiện lên như chân dung một cuộc đời, một duyên phận.
  • D. Suốt đời hi sinh cho chồng con, người vợ ấy là người vợ cao cả.

Câu 6: Bà Tú là người như thế nào?

  • A. Coi trọng vinh hoa phú quý. 
  • B. Coi trọng vấn đề học thức.
  • C. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, mong một ngày được thay đổi phận vị.
  • D. Coi trọng địa vị xã hội, muốn người khác nể trọng mình.

Câu 7: Nền tảng của gia đình bà Tú thay đổi từ khi nào?

  • A. Khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo.
  • B. Khi đất nước kết thúc chiến tranh.
  • C. Sau ngày giải phóng miền Nam.
  • D. Khi chế độ phong kiến hoàn toàn sụp đổ.

Câu 8: Số phận bà Tú đã thay đổi như thế nào khi đô thị hóa diễn ra?

  • A. Phải rời khỏi ngôi làng đó để tha hương cầu thực.
  • B. Bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.
  • C. Được đổi đời, công việc buôn bán thuận lợi nên gia đình khấm khá hơn.
  • D. Từ bỏ ý định muốn chồng thành đạt, chỉ tập trung vào kiếm sống.

Câu 9: Tác giả đã phân tích ý nghĩa của hai chữ quanh năm là gì?

  • A. Chỉ thời gian làm việc của bà Tú trong một năm.
  • B. Sự lặp lại của công việc bà Tú làm hàng ngày.
  • C. Không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian.
  • D. Sự chăm chỉ, chịu khó của bà Tú.

Câu 10: Tác giả cho rằng điều gì là gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú?

  • A. Gánh nặng về trách nhiệm của một người mẹ, phải lo chu toàn cho các con.
  • B. Gánh nặng về trách nhiệm của một người con dâu, phải chăm lo việc nhà chồng.
  • C. Đầu này là năm đứa con, đầu kia là một ông chồng.
  • D. Gánh nặng về việc phải giúp chồng có được vinh hoa phú quý.

Câu 11: Những cụm từ như “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo”, “không còn đâu cảnh thơ mộng”, “không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản” thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết?

  • A. Thể hiện sự đồng cảm với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • B. Thể hiện thái độ không đồng tình đối với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội đương thời.
  • C. Thể hiện sự thấu hiểu với tình cảnh của ông Tú trong xã hội hỗn loạn thời đó.
  • D. Thể hiện sự hào hứng khi nhìn ra bản chất của xã hội đương thời.

Câu 12: Những cụm từ như “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp”, “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt” thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết?

  • A. Thể hiện sự ngợi ca đức hi sinh của bà Tú.
  • B. Thể hiện sự đồng cảm khi người viết nhìn thấy mình trong đó.
  • C. Thể hiện sự chán nản, buồn bã trước sự bạc bẽo của cuộc đời.
  • D. Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú.

Câu 13: Đâu không phải bằng chứng của luận điểm “Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà Nho theo ảnh hưởng Nho giáo”?

  • A. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế người chồng miệt mài đèn sách, còn người vợ nuôi sống gai đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan, cả họ được nhờ, đổi thay phận vị…
  • B. Nền tảng gia đình ấy đến nỗi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này.
  • C. Khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh phố nửa làng ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.
  • D. Chìm đắm vào những nỗi đọa đày mà ngày ngày cuộc sống bươn chải buộc vợ mình phải gánh chịu, ông Tú đang tự ngấm, tự thấm cái giá cực nhục mà bà Tú trả mỗi ngày và cả một đời.

Câu 14: Người viết không dùng cách nào dưới đây để triển khai luận điểm: “Bà Tú trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc: đảm đang, tháo vát, thương khó tần tảo”?

  • A. Phân tích hai câu thực của bài thơ.
  • B. Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu thực: “lặn lội thân cò”, “quãng vắng”, “eo sèo”.
  • C. Từ cặp câu luận, khái quát hình tượng bà Tú với ý nghĩa con người bổn phận, giàu đức hi sinh cao cả.
  • D. Phân tích hoàn cảnh lao động để làm bật lên những vất vả, bươn chải bà Tú phải chịu.

Câu 15: Người viết đã dùng cách nào dưới đây để triển khai luận điểm: “Hình ảnh bà Tú đã hiện lên như một cuộc đời, một duyên phận”?

  • A. Dùng bằng chứng: “…nền tảng kiểu gia đình ấy đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này…”.
  • B. Từ cặp câu luận, khái quát hình tượng bà Tú với ý nghĩa con người bổn phận, giàu đức hi sinh cao cả.
  • C. So sánh hình ảnh bà Tú với cái cò trong ca dao xưa để cho thấy sự nhẫn nại, cam chịu của bà Tú.
  • D. Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu đề: “quanh năm”, “mom sông”, “nuôi đủ năm con với một chồng”,…

Câu 16: Vì sao tác giả cho rằng hai câu đề xứng đáng là cặp câu hay nhất bài thơ?

  • A. Vì hai câu thơ vừa nói lên sự hổ thẹn của người chồng vì là gánh nặng của vợ, lại vừa thể hiện được nỗi cơ cực của bà Tú qua từ nuôi đủ.
  • B. Vì hai câu thơ tái hiện lại sự vất vả của bà Tú trong công việc buôn bán.
  • C. Vì hai câu thơ đã bày tỏ được nỗi lòng xót xa, hổ thẹn của ông Tú.
  • D. Vì hai câu thơ ẩn chứa toàn bộ chủ đề, tư tưởng của bài thơ.

Câu 17: Đâu là cách trình bày vấn đề khách quan trong những câu văn dưới đây?

  • A. Chường mặt ra với đời thì thế, về gia thất đối xử với người thân thì sao?
  • B. Con người bổn phận lấy việc sống trọn bổn phận làm đạo sống của mình.
  • C. Bà Tú đang nổi lên hay chìm đi trong cái nhộn nhạo chợ đời?
  • D. Bà hiện ra trong vòng công việc hay công việc đã cột chặt lấy bà trong cái vòng triền miên và mòn mỏi của nó?

Câu 18: Vì sao tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ?

  • A. Vì hai câu đề chứa đựng toàn bộ tư tưởng của tác phẩm.
  • B. Vì hai câu đề chứ đựng luận đề của tác phẩm, đặc sắc cả về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
  • C. Vì hai câu đề là hai câu mở đầu của tác phẩm.
  • D. Vì hai câu đề khắc họa chân dung của cả ông Tú và bà Tú.

Câu 19: Theo em, đâu là nhận xét đúng về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa?

  • A. Không tình yêu, không hạnh phúc cá nhân, không có quyền tự do.
  • B. Có địa vị xã hội, có quyền được lên tiếng vì quyền lợi của giới mình.
  • C. Chịu nhiều áp bức, bất công, đọa đầy nhưng vẫn luôn ngời sáng những đức tính, phẩm hạnh đáng quý.
  • D. Luôn được ca ngợi về vẻ đẹp ngoại hình và tài năng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác