Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cần làm gì để tạo nên sức thuyết phục của văn bản nghị luận trong cách trình bày vấn đề?
- A. Cần trình bày một cách khách quan.
- B. Cần trình bày một cách chủ quan.
- C. Trình bày một cách mạch lạc, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành.
D. Cần kết hợp cả cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan.
Câu 2: Cách trình bày vấn đề khách quan là gì?
- A. Bày tỏ được góc nhìn, cách đánh giá của người viết về vấn đề.
- B. Đan xem cảm xúc, tình cảm .
C. Chỉ đưa thông tin, nêu các bằng chứng khách quan.
- D. Nhằm mục đích khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
Câu 3: Cách trình bày vấn đề chủ quan là gì?
- A. Tạo ra cơ sở vững chắc từ pháp lí, từ thực tiễn…
B. Đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ tình cảm, quan điểm của người viết.
- C. Đảm bảo tính chính xác, đứng đắn cho các lập luận.
- D. Sử dụng nhiều bằng chứng xác thực, khách quan để củng cố cho lập luận.
Câu 4: Bà Tú trong bài thơ Thương vợ là ai?
A. Dùng để chỉ vợ của Trần Tế Xương, do ông từng thi đỗ tú tài nên người ta thường gọi ông là Tú Xương, gọi vợ ông là bà Tú.
- B. Dùng để chỉ tên gọi của vợ Trần Tế Xương.
- C. Dùng để chỉ danh xưng dành cho người vợ thời xưa.
- D. Là tên thật của vợ nhà thơ Trần Tế Xương.
Câu 5: Trong văn bản, hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nào?
A. Kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo.
- B. Kiểu gia đình chịu ảnh hưởng của Đạo giáo.
- C. Kiểu gia đình truyền thống của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.
- D. Kiểu gia đình hiện đại, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
Câu 6: Bà Tú là người như thế nào?
- A. Coi trọng vinh hoa phú quý.
- B. Coi trọng vấn đề học thức.
C. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, mong một ngày được thay đổi phận vị.
- D. Coi trọng địa vị xã hội, muốn người khác nể trọng mình.
Câu 7: Nền tảng của gia đình bà Tú thay đổi từ khi nào?
A. Khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo.
- B. Khi đất nước kết thúc chiến tranh.
- C. Sau ngày giải phóng miền Nam.
- D. Khi chế độ phong kiến hoàn toàn sụp đổ.
Câu 8: Số phận bà Tú đã thay đổi như thế nào khi đô thị hóa diễn ra?
- A. Phải rời khỏi ngôi làng đó để tha hương cầu thực.
B. Bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.
- C. Được đổi đời, công việc buôn bán thuận lợi nên gia đình khấm khá hơn.
- D. Từ bỏ ý định muốn chồng thành đạt, chỉ tập trung vào kiếm sống.
Câu 9: Tác giả đã phân tích ý nghĩa của hai chữ quanh năm là gì?
- A. Chỉ thời gian làm việc của bà Tú trong một năm.
- B. Sự lặp lại của công việc bà Tú làm hàng ngày.
C. Không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian.
- D. Sự chăm chỉ, chịu khó của bà Tú.
Câu 10: Tác giả cho rằng điều gì là gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú?
- A. Gánh nặng về trách nhiệm của một người mẹ, phải lo chu toàn cho các con.
- B. Gánh nặng về trách nhiệm của một người con dâu, phải chăm lo việc nhà chồng.
C. Đầu này là năm đứa con, đầu kia là một ông chồng.
- D. Gánh nặng về việc phải giúp chồng có được vinh hoa phú quý.
Câu 11: Những cụm từ như “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo”, “không còn đâu cảnh thơ mộng”, “không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản” thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết?
- A. Thể hiện sự đồng cảm với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Thể hiện thái độ không đồng tình đối với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội đương thời.
- C. Thể hiện sự thấu hiểu với tình cảnh của ông Tú trong xã hội hỗn loạn thời đó.
- D. Thể hiện sự hào hứng khi nhìn ra bản chất của xã hội đương thời.
Câu 12: Những cụm từ như “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp”, “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt” thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết?
- A. Thể hiện sự ngợi ca đức hi sinh của bà Tú.
- B. Thể hiện sự đồng cảm khi người viết nhìn thấy mình trong đó.
- C. Thể hiện sự chán nản, buồn bã trước sự bạc bẽo của cuộc đời.
D. Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú.
Câu 13: Đâu không phải bằng chứng của luận điểm “Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà Nho theo ảnh hưởng Nho giáo”?
- A. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế người chồng miệt mài đèn sách, còn người vợ nuôi sống gai đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan, cả họ được nhờ, đổi thay phận vị…
- B. Nền tảng gia đình ấy đến nỗi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này.
- C. Khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh phố nửa làng ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.
D. Chìm đắm vào những nỗi đọa đày mà ngày ngày cuộc sống bươn chải buộc vợ mình phải gánh chịu, ông Tú đang tự ngấm, tự thấm cái giá cực nhục mà bà Tú trả mỗi ngày và cả một đời.
Câu 14: Người viết không dùng cách nào dưới đây để triển khai luận điểm: “Bà Tú trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc: đảm đang, tháo vát, thương khó tần tảo”?
- A. Phân tích hai câu thực của bài thơ.
- B. Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu thực: “lặn lội thân cò”, “quãng vắng”, “eo sèo”.
C. Từ cặp câu luận, khái quát hình tượng bà Tú với ý nghĩa con người bổn phận, giàu đức hi sinh cao cả.
- D. Phân tích hoàn cảnh lao động để làm bật lên những vất vả, bươn chải bà Tú phải chịu.
Câu 15: Người viết đã dùng cách nào dưới đây để triển khai luận điểm: “Hình ảnh bà Tú đã hiện lên như một cuộc đời, một duyên phận”?
- A. Dùng bằng chứng: “…nền tảng kiểu gia đình ấy đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này…”.
- B. Từ cặp câu luận, khái quát hình tượng bà Tú với ý nghĩa con người bổn phận, giàu đức hi sinh cao cả.
- C. So sánh hình ảnh bà Tú với cái cò trong ca dao xưa để cho thấy sự nhẫn nại, cam chịu của bà Tú.
D. Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu đề: “quanh năm”, “mom sông”, “nuôi đủ năm con với một chồng”,…
Câu 16: Vì sao tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ?
- A. Vì hai câu đề chứa đựng toàn bộ tư tưởng của tác phẩm.
B. Vì hai câu đề chứ đựng luận đề của tác phẩm, đặc sắc cả về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
- C. Vì hai câu đề là hai câu mở đầu của tác phẩm.
- D. Vì hai câu đề khắc họa chân dung của cả ông Tú và bà Tú.
Câu 17: Theo em, đâu là nhận xét đúng về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa?
- A. Không tình yêu, không hạnh phúc cá nhân, không có quyền tự do.
- B. Có địa vị xã hội, có quyền được lên tiếng vì quyền lợi của giới mình.
C. Chịu nhiều áp bức, bất công, đọa đầy nhưng vẫn luôn ngời sáng những đức tính, phẩm hạnh đáng quý.
- D. Luôn được ca ngợi về vẻ đẹp ngoại hình và tài năng.
Xem toàn bộ: Soạn Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong Soạn Ngữ văn 9 Chân trời bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận