Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Cái roi tre (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 9: Cái roi tre (Nguyễn Vĩnh Tiến) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác phẩm Cái roi tre của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Vĩnh Tiến
  • B. Nguyễn Văn Tiến
  • C. Nguyễn Hữu Tiến
  • D. Nguyễn Minh Tiến

Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh “cái roi tre” được nhắc đến mấy lần?

  • A. 2 lần
  • B. 3 lần
  • C. 4 lần
  • D. 5 lần

Câu 3: Cách phản ứng khác nhau của người cha đối với việc “bỏ học” của người con ở dòng thơ đầu và dòng thơ cuối có tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

  • A. Làm nổi bật sự thay đổi trong tâm lý của người con.
  • B. Tô đậm nỗi đau, nỗi bất an trong tâm hồn của người cha lẫn nhân vật “tôi” khi chứng kiến cha, ông mình lâm bệnh
  • C. Nhấn mạnh sự phát triển và trưởng thành của nhân vật người con qua thời gian.
  • D. Nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và sự kiên nhẫn trong việc nuôi dạy con cái.

Câu 4: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thơ tự do
  • B. Lục bát
  • C. Song thất lục bát
  • D. Thất ngôn tứ tuyệt 

Câu 5: Loài hoa nào được nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Hoa hồng
  • B. Hoa cúc
  • C. Hoa nhài 
  • D. Hoa lan

Câu 6: Tại sao nhân vật “tôi” lại bỏ học chạy về thăm ông?

  • A. Vì ghét đi học
  • B. Vì lo lắng cho sức khỏe của ông 
  • C. Vì muốn trốn học
  • D. Vì nhớ nhà

Câu 7: Bài thơ nói lên điều gì về mối quan hệ gia đình?

  • A. Gia đình luôn hạnh phúc
  • B. Tình cảm gia đình sâu đậm dù có khó khăn 
  • C. Gia đình thường xuyên xung đột
  • D. Cha mẹ không quan tâm đến con cái

Câu 8: Bài thơ thể hiện quan điểm gì về việc giáo dục con cái?

  • A. Nên dùng roi vọt để dạy con
  • B. Cần thấu hiểu và yêu thương con hơn là trừng phạt 
  • C. Không nên quan tâm đến việc học của con
  • D. Nên để con tự do hoàn toàn

Câu 9: Hình ảnh "roi tre" trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

  • A. Tình yêu thương
  • B. Sự nghiêm khắc, kỷ luật 
  • C. Truyền thống gia đình
  • D. Sự nghèo khó

Câu 10: Thông điệp chính của bài thơ là gì?

  • A. Cần phải chăm chỉ học hành
  • B. Tình yêu thương gia đình quan trọng hơn kỷ luật nghiêm khắc 
  • C. Không nên bỏ học dưới mọi hình thức
  • D. Cần tôn trọng người già trong gia đình

Câu 11: Việc tác giả bỏ học về thăm ông cho thấy điều gì về nhân vật "tôi"?

  • A. Là người lười biếng, không có trách nhiệm
  • B. Có tình cảm sâu sắc với gia đình, biết lo lắng cho người thân 
  • C. Là người ngang bướng, không nghe lời cha mẹ
  • D. Không coi trọng việc học

Câu 12: Qua bài thơ, tác giả muốn đề cao giá trị nào trong cuộc sống?

  • A. Sự giàu có, thành đạt
  • B. Tình yêu thương, sự gắn kết gia đình 
  • C. Thành tích học tập xuất sắc
  • D. Sự độc lập, tự do cá nhân

Câu 13: Chủ đề của bài thơ là gì?

  • A. Nỗi đau, nỗi bất an trong tâm hồn khi chứng kiến người thân lâm trọng bệnh
  • B. Tình yêu và sự hy sinh của người cha dành cho con
  • C. Sự trưởng thành và học hỏi từ những sai lầm trong cuộc sống
  • D. Sự đồng cảm và sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình

Câu 14: Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua hai câu thơ sau là gì?

“Tôi nhìn ông, muốn khóc oà

Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre”

  • A. Có những nỗi đau sâu kín được cảm nhận bằng tâm hồn nhiều khi còn thấm thía, đáng sợ hơn nỗi đau cảm nhận bằng thân thể
  • B. Nỗi đau tinh thần không đáng sợ bằng nỗi đau thể xác
  • C. Sự đồng cảm và thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình
  • D. Tình yêu và sự quan tâm của người cha dành cho con cái

Câu 15: Câu "Rễ tre, rễ mít đã chồm ra sân" có ý nghĩa gì?

  • A. Sân nhà rất đẹp
  • B. Cỏ mọc um tùm, không ai chăm sóc
  • C. Gia đình trồng nhiều cây
  • D. Mùa xuân đã đến

Câu 16: Câu "Ấm trà nguội ngắt, bữa cơm vội vàng" cho thấy điều gì?

  • A. Gia đình rất nghèo
  • B. Mọi người bận rộn
  • C. Không khí gia đình bất thường, lo lắng 
  • D. Thức ăn không ngon

Câu 17: Hành động "Cầm tay tôi lại đặt sang tay bà" của ông có ý nghĩa gì?

  • A. Ông muốn bà chăm sóc cháu
  • B. Ông giao phó cháu cho bà trước khi mất 
  • C. Ông muốn cháu và bà làm hòa
  • D. Ông muốn cháu ở lại với bà

Câu 18: Đàn gà trong bài thơ được miêu tả như thế nào?

  • A. Ăn
  • B. Ngủ
  • C. Đứng một chân 
  • D. Bay

Câu 19: Nguyễn Vĩnh Tiến sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1964
  • B. 1974
  • C. 1984
  • D. 1994

Câu 20: Nguyễn Vĩnh Tiến quê ở đâu?

  • A. Nam Định
  • B. Hà Tĩnh
  • C. Hà Nội
  • D. Phú Thọ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác