Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 8: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được viết theo thể loại nào?
- A. Thơ tự sự
B. Thơ trữ tình
- C. Truyện thơ
- D. Tuỳ bút
Câu 2: Đoạn trích Nỗi nhớ thương của người chinh phụ của Phan Huy Ích được viết theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Song thất lục bát
- C. Lục bát
- D. Lục bát biến thể
Câu 3: Đặng Trần Côn đã từng sáng tác những thể loại gì ?
- A. Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, chữ Hán)
- B. Thơ (chữ Hán)
- C. Phú (chữ Hán)
D. Ngâm khúc, thơ, phú (chữ Hán)
Câu 4: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Chinh phụ ngâm ?
- A. Cảm động trước nỗi đau của con người, nhất là của những người vợ lính trong chiến tranh là động lực để Đặng Trần Côn viết nên khúc ngâm xuất sắc này.
- B. Khúc ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- C. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
D. Khúc ngâm được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 5: Mục đích của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian từ dòng 125 đến dòng 132 là gì?
- A. Nhấn mạnh sự biến đổi của thiên nhiên theo thời gian
- B. Tạo nên một bức tranh mùa thu sống động và đầy cảm xúc
C. Diễn tả thời gian trôi chậm, mãi không thấy người về
- D. Tạo cảm giác ngóng chờ, nhớ nhung không nguôi của người chinh phụ
Câu 6: Em hình dung thế nào về tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ (từ dòng 141 đến dòng 148)?
- A. Người phụ nữ buồn bã, cô đơn, cảm thấy mất mát
- B. Người phụ nữ tuyệt vọng, không còn hy vọng vào sự trở về của người chồng
C. Người phụ nữ mong ngóng, chờ đợi, đi đi lại lại mong ngóng người đàn ông quay trở về
- D. Người phụ nữ cảm thấy đau khổ, giằng xé giữa hy vọng và thất vọng
Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Đoạn trích nói về tâm trạng của người phụ nữ có chồng ra chiến trận với nỗi nhớ, khát khao ngày sum họp
- B. Đoạn trích miêu tả cảnh thiên nhiên mùa thu đầy thơ mộng
- C. Đoạn trích thể hiện nỗi buồn và sự cô đơn của người phụ nữ trong cuộc sống thường ngày
- D. Đoạn trích phản ánh sự thay đổi của thời gian và thiên nhiên
Câu 8: Sự lặp lại có tính quy luật 7 - 7 - 6 - 8, vần, nhịp, đối và phép điệp (điệp ngữ, điệp cấu trúc) trong văn bản có tác dụng gì trong việc biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của người chinh phụ?
- A. Tạo nên một nhịp điệu êm đềm, dễ chịu, phù hợp với tâm trạng nhớ nhung
- B. Làm nổi bật sự kiên nhẫn và bền bỉ trong chờ đợi của người chinh phụ
C. Thể hiện sự đồng cảm của tác giả với số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- D. Nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại của cảm xúc và tâm trạng của người chinh phụ
Câu 9: Câu 125 – 140 nói về:
- A. Sự chờ đợi trong vô vọng của người chinh phụ
- B. Sự thay đổi của thiên nhiên qua các mùa
- C. Nỗi xót thương của người chinh phụ
D. Lời trách của người chinh phụ với người chinh phu
Câu 10: Câu 142-152 nói về:
- A. Niềm hy vọng mong manh của người chinh phụ
- B. Sự cô đơn và tuyệt vọng của người chinh phụ
C. Nỗi xót thương của người chinh phụ
- D. Lời trách của người chinh phụ với người chinh phu
Câu 11: Chủ đề của văn bản là gì?
- A. Tình yêu và sự chờ đợi của người phụ nữ đối với người chồng nơi chiến trận
- B. Sự tàn phá của chiến tranh đối với hạnh phúc gia đình
C. Người chinh phụ có chồng đi ra trận
- D. Sự thay đổi của thiên nhiên theo thời gian
Câu 12: Cảm hứng chủ đạo của văn bản là:
- A. Nỗi buồn và sự cô đơn của người phụ nữ
- B. Sự biến đổi của thiên nhiên và thời gian
- C. Tình yêu và sự chờ đợi
D. Tâm trạng cô đơn, nhớ chồng, sự khao khát tình yêu, hạnh phúc, sum họp của người phụ nữ
Câu 13: Văn bản thể hiện thông điệp gì?
- A. Sự bền bỉ và kiên nhẫn trong tình yêu của người phụ nữ
- B. Tầm quan trọng của sự trở về và sum họp gia đình
- C. Sự tàn phá của chiến tranh đối với tình yêu và hạnh phúc
D. Lên án xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa gây ra sự phân ly, đau khổ cho con người, đặc biệt là người phụ nữ
Câu 14: Câu thơ "Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai" có ý nghĩa gì?
- A. Lời hứa thường được thực hiện
B. Lời hứa thường bị thất hẹn
- C. Lời hứa luôn đúng hẹn
- D. Lời hứa không đáng tin cậy
Câu 15: Nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng từ câu 141 đến 152 là gì?
- A. Nét đặc sắc của nghệ thuật miêu tả tâm trạng được thể hiện qua việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên để phản ánh cảm xúc nhân vật.
- B. Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả chủ yếu qua các hành động trực tiếp và lời thoại của nhân vật.
- C. Miêu tả tâm trạng thông qua các biểu cảm gương mặt và ngôn ngữ cơ thể của nhân vật chính.
D. Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả ở nhiều mức độ khác nhau thông qua hành động và bối cảnh bên ngoài. Thơ ca song thất lục bát và việc sử dụng từ ngôn ngữ phong phú đã hình thành hình ảnh phong phú và gợi cảm của thế giới tâm lý của nhân vật, giúp độc giả hòa mình.
Câu 16: Văn bản được chia thành mấy phần?
- A. 1 phần
B. 2 phần
- C. 3 phần
- D. 4 phần
Câu 17: Đặng Trần Côn quê ở:
- A. Làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh)
B. Làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội)
- C. Xã Khê Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội
- D. xã Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Câu 18: Phan Huy Ích quê ở:
A. Làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh)
- B. Làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội)
- C. Xã Khê Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội
- D. xã Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Câu 19: Các từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian và địa điểm gặp gỡ có vai trò gì trong việc bộc lộ tình cảm của người chinh phụ?
- A. Gợi nhớ về kỷ niệm đẹp giữa người chinh phụ và người chinh phu trước khi ra chiến trận.
- B. Tạo ra không gian tĩnh lặng, thể hiện tâm trạng u buồn và cô đơn của người chinh phụ.
C. Diễn tả thời gian trôi chậm, khoảng cách chia xa, chưa biết ngày gặp lại.
- D. Khắc họa rõ nét những biểu hiện cụ thể của nỗi nhớ và khát khao của người chinh phụ đối với người chồng nơi chiến trận.
Câu 20: Em dựa vào căn cứ nào để xác định chủ đề của văn bản?
- A. Thông qua nhan đề: nỗi nhớ thương của người chinh phụ
- B. Hình ảnh: mai chưa dạn gió, độ đào bông, tuyết mai, tiếng cầm, ....
- C. Từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng: ngập ngừng, ngẩn ngơ, xót,...
D. Tất cả các đáp án trên
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận