Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học gồm mấy phần?

  • A. 1 phần
  • B. 2 phần
  • C. 3 phần
  • D. 4 phần

Câu 2: Phần mở bài của bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học cần có nội dung nào sau đây?

  • A. Nêu các luận điểm chính về nội dung, nghệ thuật; phân tích, chứng minh bnawgf các luận cứ tiêu biểu và xác thực
  • B. Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật; nêu suy nghĩ, tình cảm, bài học
  • C. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật
  • D. Đánh giá chung về tác phẩm

Câu 3: Phần thân bài của bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học cần có nội dung nào sau đây?

  • A. Nêu các luận điểm chính về nội dung, nghệ thuật; phân tích, chứng minh bnawgf các luận cứ tiêu biểu và xác thực
  • B. Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật; nêu suy nghĩ, tình cảm, bài học
  • C. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật
  • D. Đánh giá chung về tác phẩm

Câu 4: Phần kết bài của bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học cần có nội dung nào sau đây?

  • A. Nêu các luận điểm chính về nội dung, nghệ thuật; phân tích, chứng minh bnawgf các luận cứ tiêu biểu và xác thực
  • B. Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật; nêu suy nghĩ, tình cảm, bài học
  • C. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật
  • D. Đánh giá chung về tác phẩm

Câu 5: Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn Nghị luận về một tác phẩm văn học?

  • A. Nội dung đem ra bàn luận là nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
  • B. Bài viết có bố cục 3 phần, phần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động
  • C. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ 
  • D. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề

Câu 6: Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài Nghị luận về một tác phẩm văn học?

  • A. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
  • B. Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
  • C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
  • D. Suy nghĩ về tình cảm gia đình thời chiến qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Câu 7: Cho đề bài sau: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A. Giới thiệu về Thanh Hải
  • B. Giới thiệu về mùa xuân
  • C. Giới thiệu về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
  • D. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

Câu 8: Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học?

  • A. Nêu các luận điểm chính về nội dung.
  • B. Nêu các luận điểm chính về nghệ thuật.
  • C. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
  • D. Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

Câu 9: Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.
  • B. Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.
  • C. Thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết.
  • D. Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.

Câu 10: Để làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm văn học cần vận dụng các phép lập luận nào?

  • A. Giải thích
  • B. Chứng minh
  • C. Phân tích, tổng hợp
  • D. Tất cả các phương án trên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 11 – 14:

“Khi nói tới những bài ca hay nhất thế gian, người ta thường nhắc đến hát ru. Đấy là sự lựa chọn tự nhiên, ngay tức khắc của lí trí và trái tim". (Bùi Mạnh Nhị)

Hình ảnh mẹ ru con, đung đưa cánh võng đã in sâu trong tâm hồn ta, đong đầy tình mẫu tử, gợi ra biết bao yêu thương, nhung nhớ của kỉ niệm thời thơ ấu. Có lẽ, đó cũng là nguồn cảm hứng để nhà thơ Trương Nam Hương sáng

tác Trong lời mẹ hát. Bài thơ gây xúc động khi viết về lời ru và tình mẹ. Chủ đề ấy được thể hiện qua hình thức nghệ thuật thơ hàm súc, sinh động, giàu hình ảnh và nhạc tính

Câu 11: Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?

  • A. Phân tích tác phẩm Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)
  • B. Phân tích hình ảnh người mẹ trong tác phẩm Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)
  • C. Phân tích những tác phẩm của nhà thơ Trương Nam Hương
  • D. Phân tích nghệ thuật văn chương của Trương Nam Hương

Câu 12: Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

  • A. Mở bài
  • B. Thân bài
  • C. Kết bài
  • D. Có thể dùng cho cả 3 phần

Câu 13: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào?

  • A. Song hành
  • B. Quy nạp
  • C. Diễn dịch
  • D. Tổng phân hợp

Câu 14: Cách trình bày của đoạn trên theo trình tự nào?

  • A. Từ khái quát đến cụ thể
  • B. Từ riêng đến chung
  • C. Từ quá khứ đến hiện tại
  • D. Nêu trực tiếp vấn đề

Câu 15: Sắp xếp trật tự đúng các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học: 

1. Tìm ý, lập dàn ý 

2. Viết bài 

3. Chuẩn bị trước khi viết

4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

  • A. 1 - 2 - 3 - 4
  • B. 1 - 3 - 2 - 4
  • C. 3 - 1 - 2 - 4
  • D. 3 - 2 - 1 - 4

Cho đoạn văn sau trả lời câu hỏi từ 16 - 18

Trong các chủ đề gợi ra từ bài thơ Trong lời mẹ hát, tôi ấn tượng nhất với chủ đề ý nghĩa của lời ru. Chủ đề ấy được thể hiện ngay từ nhan đề tác phẩm và được thể hiện đậm nét qua mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ.

Trong lời mẹ hát, con cảm nhận được gì? Trước hết, đó là âm hưởng ca dao, cổ tích mở ra một thế giới tuổi thơ ngọt ngào: 

Tuổi thơ chở đấy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Lời ru của mẹ như dòng sông kì diệu đưa con vào thế giới ca dao, cổ tích đầy màu sắc. Trong thế giới ấy, cảnh sắc đất nước hiện ra, có "cánh cò trắng, dải đồng xanh", "vàng hoa mướp", "khóm trúc, lùm tre huyền thoại", "vấn vít dây trầu" Từ lời ru, mẹ đã đưa con đến gần với vẻ đẹp của quê hương, đất nước để biết trân trọng, yêu thương đất nước mình. 

Trong lời mẹ hát, con hiểu được những vất vả, truân chuyên của cuộc đời mẹ, càng thêm kính yêu tấm lòng mẹ cao cả. "Con nghe thập thình tiếng cối/ Mẹ ngồi giã gạo ru con", "Con nghe dập dờn sóng lúa/ Lời ru hoá hạt gạo rồi", hình ảnh thơ sinh động, lời ru của mẹ hoà cùng tiếng cối, hoà cùng tiếng gió dập dờn sóng lúa, nhờ đó, đứa con thơ hiểu được sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ, biết "thương mẹ một đời khốn khó", "thương mẹ một đời cay đắng". Cả một đời hi sinh, khổ đau, nhưng tình yêu thương của mẹ mãi đong đầy, vẫn "giàu những tiếng ru nôi" trìu mến đưa con vào giấc ngủ, lời mẹ vẫn "thảo thơm","") chan chứa tin yêu với cuộc đời, không hề có chút oán than, cay đắng. Lời mẹ hát như cách mẹ tự sự về cuộc đời mình và từ chuyện đời của mẹ, người đọc nhận ra được một cách sống đẹp, kiên trì, nhẫn nại vượt qua gian khó, vẫn bao dung và chan chứa yêu thương. 

Trong lời mẹ hát, còn là lòng biết ơn, tình yêu thương và sự thấu hiểu của con với mẹ. Theo tôi, người con đã đặt mình ở hai vị trí để cảm nhận lời ru của mẹ, Vị trí thứ nhất, khi còn ấu thơ, nhỏ bé nằm trên cánh võng cảm nhân khúc ru. Vị trí thứ hai, khi đã trưởng thành, hồi tưởng lại để nhận thức, thấm thía giá trị của lời ru và sự cao cả của lòng mẹ, để hiểu rằng: “Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Câu thơ vừa là một sự biết ơn nguồn cội, biết ơn mẹ, vừa là một ước mơ, một khát vọng, một lời hứa đến tương lai.

Câu 16: Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?

  • A. Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
  • B. Phân tích chủ đề của tác phẩm
  • C. Phân tích hoàn cảnh xã hội mà nhân vật được đặt vào
  • D. Phân tích hình ảnh người mẹ

Câu 17: Đoạn trích trên có bao nhiêu luận cứ?

  • A. 2 luận cứ
  • B. 3 luận cứ
  • C. 4 luận cứ
  • D. 5 luận cứ

Câu 18: Đoạn trích sau lập luận theo phương thức nào?

Trong các chủ đề gợi ra từ bài thơ Trong lời mẹ hát, tôi ấn tượng nhất với chủ đề ý nghĩa của lời ru. Chủ đề ấy được thể hiện ngay từ nhan đề tác phẩm và được thể hiện đậm nét qua mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ.

  • A. Quy nạp
  • B. Diễn dịch
  • C. Song hành
  • D. Tổng phân hợp

Câu 19: Đáp án nào không đúng trong bước phân tích đề và xác định yêu cầu của đề:

  • A. Xác định dạng đề.
  • B. Yêu cầu nội dung (đối tượng).
  • C. Yêu cầu vê phương pháp, yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
  • D. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích

Câu 20: Khi viết bài văn nghị luận, cần lưu ý những điều gì?

  • A. Tránh những từ sáo rỗng
  • B. Tránh gạch bỏ, tẩy xóa nhiều trong bài làm
  • C. Nên có sự so sánh, đối chiếu, liên hệ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác