Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 CTST bài 5: Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thúy Kiều báo ân với những ai?

  • A. Hoạn Thư, Bạc Bà, Thúc Sinh.
  • B. Thúc Sinh, mụ Quản gia, sư Giác Duyên.
  • C. Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh.
  • D. Thúc Sinh, Hoạn Thư.

Câu 2: Ai là người giúp Thúy Kiều rửa hết những ân oán trong đời nàng?

  • A. Thúc Sinh.
  • B. Kim Trọng.
  • C. Vương Quan.
  • D. Từ Hải.

Câu 3: Vì sao Thúy Kiều lại báo ân Thúc Sinh?

  • A. Vì Thúc Sinh đã cứu mạng Thúy Kiều khi nàng gặp nạn trên đường lưu lạc.
  • B. Vì Thúc Sinh đã từng cứu nàng khỏi trốn thanh lâu ngày trước.
  • C. Vì Thúc Sinh từng cưới nàng về làm vợ.
  • D. Vì Thúc Sinh đã cưu mang, cho nàng một mái ấm gia đình.

Câu 4: Thúy Kiều báo oán những đối tượng nào?

  • A. Những kẻ đã phản bội lại tình yêu của nàng.
  • B. Những kẻ chế giễu tài đánh đàn của nàng.
  • C. Những kẻ đã thờ ơ, vô tâm với lời thỉnh cầu của nàng.
  • D. Những kẻ bất nhân, tàn nhẫn luôn rắp tâm hãm hại nàng, đẩy nàng vào tận cùng của khổ đau, bất hạnh, nhục nhã.

Câu 5: Việc báo ân, báo oán, rạch ròi phân minh tuân theo đạo lý “ơn đền oán trả” thể hiện phẩm chất nào trong con người Thúy Kiều?

  • A. Tấm lòng vị tha, nhân nghĩa của nàng Kiều cùng ước mơ về lẽ phải, về công lý.
  • B. Sự yếu đuối, mềm lòng vì quá thương người.
  • C. Sự sắt đá, lạnh lùng khi trừng trị những kẻ gây ra đau khổ cho nàng.
  • D. Sự mạnh mẽ, bất khuất dù kẻ thù có xảo quyệt đến đâu nàng cũng có thể khuất phục.

Câu 6: Đâu là nhận xét đúng về Nguyễn Du?

  • A. Có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người, có trái tim mang nặng nỗi thương đời.
  • B. Quê ở làng Đại Hoàng, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
  • C. Cuộc đời Nguyễn Du gắn với thời đại lịch sử huy hoàng khi nhà nước phong kiến đang bước vào giai đoạn cực thịnh và ổn định.
  • D. Nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du là những bài ngâm khúc và văn tế.

Câu 7: Nguyễn Du mượn cốt truyện nào để sáng tác Truyện Kiều?

  • A. Đoạn trường tân thanh.
  • B. Kim Vân Kiều truyện.
  • C. Hoàng Lê nhất thống chí.
  • D. Bắc hành tạp lục.

Câu 8: Truyện Kiều thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Văn tế.
  • B. Ngâm khúc.
  • C. Truyện thơ Nôm.
  • D. Truyền kì.

Câu 9: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là gì?

  • A. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến nơi mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.
  • B. Tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp lên quyền sống của con người.
  • C. Bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch.
  • D. Tái hiện những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

Câu 10: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là gì?

  • A. Đề cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người.
  • B. Tái hiện những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.
  • C. Tái hiện lại một sự kiện lịch sử có thật trong quá khứ.
  • D. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến nơi mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.

Câu 11: Việc để Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư đã thể hiện công lý nào của đời người?

  • A. Ở hiền gặp hiền, ở ác gặp ác.
  • B. Nhân quả báo ứng, làm điều ác không có ngày lành.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Đi đêm có ngày gặp ma.

Câu 12: Những thành ngữ: “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bò miệng chén” được sử dụng với ngụ ý gì?

  • A. Sự phong phú trong vốn từ của tác gia.
  • B. Sự liền mạch trong ý thơ.
  • C. Sự thay đổi thứ bậc, vai vế giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư, nàng Kiều đã dùng cách nói nôm na nhưng chứa đựng sự hả hê khó giấu.
  • D. Sự hiểu biết rộng về văn học dân gian Việt Nam.

Câu 13: Việc Thúy Kiều cho phép Hoạn Thư được biện hộ, xin tha cho lỗi lầm của mình thể hiện điều gì?

  • A. Là một sự tự tin vào chiến thắng trước lý lẽ của Kiều, cũng thể hiệ tấm lòng nhân hậu không tuyệt đường sống dù là kẻ ác nhân.
  • B. Là sự chế diễu mà Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư.
  • C. Là sự bao dung của Thúy Kiều.
  • D. Là sự yếu đuối, nhu nhược của Thúy Kiều.

Câu 14: Cụm từ “hồn lạc phách siêu” cho thấy tâm thế gì của Hoạn Thư?

  • A. Gợi tả sự hống hách, ngang ngạnh trước công đường của Hoạn Thư.
  • B. Gợi tả dáng diệu gian manh, xảo quyệt, giả tạo của Hoạn Thư.
  • C. Gợi tả vẻ lươn lẹo nhưng hèn nhát của Hoạn Thư.
  • D. Gợi tả hình ảnh của Hoạn Thư khi đứng trước công đường uy nghiêm, hoàn toàn mất đi dáng vẻ khuê các, đanh đá, chỉ còn sợ hãi trước gươm lớn giáo dài.

Câu 15: Đâu không phải giá trị nghệ thuật của đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán?

  • A. Đoạn trích có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và miêu tả. 
  • B. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, đặc biệt là hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư.
  • C. Miêu tả tâm lí nhân vật uyển chuyển, giúp người đọc hiểu thêm về tính cách nhân vật.
  • D. Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng.

Câu 16: Nội dung chính của 12 câu thơ đầu là gì?

  • A. Tâm trạng, nỗi lòng xót xa của Thúy Kiều.
  • B. Thúy Kiều trả ân, đền nghĩa cho Từ Hải.
  • C. Thúy Kiều trả ân, đền nghĩa ân tình cho Thúc Sinh.
  • D. Thúy Kiều thương nhớ về gia đình.

Câu 17: Chi tiết: “Cho gươm mời đến Thúc lang” thể hiện điều gì?

  • A. Sự tôn trọng, biết ơn, trân trọng người cũ của Thúy Kiều.
  • B. Thể hiện quyền uy của một vị “nhất phẩm phu nhân”.
  • C. Thể hiện sự răn đen, đe dọa đến Thúc Sinh.
  • D. Thê hiện sự giàu có.

Câu 18: Câu thơ: “Mồ hôi chàng đã như mưa ướt dầm” thể hiện điều gì?

  • A. Một người đàn ông mạnh mẽ, hiên ngang.
  • B. Một người đàn ông hèn nhát, mặt mất hết thần sắc, sợ hãi đến đổ mồ hôi.
  • C. Một người đàn ông đa mưu, túc trí.
  • D. Một người đàn ông xảo quyệt nhưng lại nhát gan, kém cỏi.

Câu 19: Vì sao Kiều đồng ý tha cho Hoạn Thư?

  • A. Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do xin tha tội: Ghen tuông là chuyện thường, trong tình huống chung chồng không thể đối xử khác
  • B. Hoạn Thư xin mở lượng khoan hồng: “còn nhờ lượng bể thường bài nào chăng”, Kiều không tha cho Hoạn Thư sẽ mang tiếng nhỏ nhen, cố chấp.
  • C. Vì Thúy Kiều nể mặt Thúc Sinh bởi dù sao Hoạn Thư cũng là vợ của người mình vừa báo ân.
  • D. Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do xin tha tội và xin mở lượng khoan hồng: “còn nhờ lượng bể thường bài nào chăng”, Kiều không tha cho Hoạn Thư sẽ mang tiếng nhỏ nhen, cố chấp.

Câu 20: Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán thể hiện rõ nhất khát vọng nào của Nguyễn Du?

  • A. Tình yêu tự do.
  • B. Quyền sống, quyền được làm chủ cuộc đời.
  • C. Khát vọng công lí.
  • D. Khát vọng xã hội văn minh, công bằng hơn với người phụ nữ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác