Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 CTST bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chủ đề của bài thơ Bếp lửa là gì?

  • A. Tình đồng chí, đồng đội.
  • B. Tình bà cháu gắn bó thân thiết.
  • C. Tình bà cháu, tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương đất nước.
  • D. Tình thầy trò thiêng liêng, sâu nặng.

Câu 2: Điệp ngữ một bếp lửa ở khổ đầu có ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện cảm xúc buồn đau, tủi thân khi nhớ về quãng thời gian tuổi thơ khó khăn.
  • B. Nhấn mạnh vẻ đẹp của bếp lửa.
  • C. Khẳng định hình ảnh bếp lửa như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng nhà thơ.
  • D. Nhấn mạnh khung cảnh của gian bếp trong kí ức tuổi thơ của người cháu.

Câu 3: Từ láy chờn vờn có tác dụng như thế nào?

  • A. Tái hiện hình ảnh một ngọn lửa cháy ổn định.
  • B. Tái hiện hỉnh ảnh một ngọn lửa không định hình, lúc to, lúc nhỏ nhưng vẫn tỏa sáng một cách mãnh liệt.
  • C. Tái hiện hình ảnh ngọn lửa cháy to, ổn định, tỏa sáng mãnh liệt.
  • D. Tái hiện hình ảnh ngọn lửa cháy nhỏ, chập chờn, sắp tàn lụi.

Câu 4: Hình ảnh bà bếp lửa trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Là sự soi chiếu, phản ánh của nhau, bà là bếp lửa, bếp lửa là bà.
  • B. Tách biệt, mỗi hình ảnh mang một ý nghĩa, một vai trò khác nhau.
  • C. Đối lập nhau, thể hiện những góc nhìn khác nhau của nhà thơ.
  • D. Gắn bó mật thiết với nhau, đan xen, kết hợp làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.

Câu 5: Câu thơ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa có ý nghĩa gì?

  • A. Sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà, thể hiện tình yêu cháu dành cho bà.
  • B. Diễn tả cảm xúc dâng lên cùng những kí ức về tuổi thơ vất vả của người cháu.
  • C. Sự nhớ nhung những ngày tháng gian khó bên bà.
  • D. Sự yêu mến, quý trọng tình yêu thương bà dành cho cháu.

Câu 6: Âm thanh nào xuất hiện trong kì ức của người cháu?

  • A. Tiếng súng, tiếng bom.
  • B. Tiếng chim tu hú.
  • C. Tiếng loa phát thanh.
  • D. Tiếng ru của bà.

Câu 7: Đâu không phải việc bà làm khi ở cùng với người cháu?

  • A. Bà kể chuyện những ngày ở Huế.
  • B. Bà bảo cháu nghe.
  • C. Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
  • D. Bà cùng cháu đi thăm bố mẹ.

Câu 8: Vì sao hai bà cháu phải dựng lại túp lều tranh?

  • A. Vì chỗ ở của hai bà cháu đã quá cũ.
  • B. Vì bão đến làm đổ túp lều.
  • C. Vì giặc đến đốt cháy tàn cháy rụi cả làng.
  • D. Vì giặc thả bom xuống làng.

Câu 9: Bà dặn cháu viết thư với nội dung gì cho bố ở chiến khu?

  • A. Kể chuyện về việc giặc đốt làng.
  • B. Kể về việc hai bà cháu lên chiến khu thăm bố.
  • C. Không được kể này kể nọ, bảo nhà vẫn được bình yên.
  • D. Kể về những khó khăn, thiếu thốn của hai bà cháu.

Câu 10: Khi nhóm bếp lửa, bà nhóm lên điều gì?

  • A. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
  • B. Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui.
  • C. Nhóm lên hi vọng về tương lai tươi sáng.
  • D. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi và nhóm lên hi vọng về tương lai tươi sáng.

Câu 11: Đâu là thông tin không chính xác về tác giả Bằng Việt?

  • A. Tên khai sinh là Nguyễn Bằng Việt.
  • B. Quê ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • C. Một số tập thơ tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa, Đất sau mưa, Bếp lửa – khoảng trời…
  • D. Thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Câu 12: Bài thơ Bếp lửa sáng tác vào thời gian nào?

  • A. 1963.
  • B. 1962.
  • C. 1967.
  • D. 1968.

Câu 13: Năm cháu lên bốn tuổi có sự kiện nào xảy ra?

  • A. Kháng chiến chống Pháp nổ ra.
  • B. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
  • C. Nạn đói năm Ất Dậu 1945.
  • D. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

Câu 14: Trong kí ức tuổi thơ của người cháu, bố làm công việc gì?

  • A. Bố làm thương nhân buôn bán.
  • B. Bố đi đánh xe.
  • C. Bố đi chiến đấu.
  • D. Bố đi ra đồng làm ruộng.

Câu 15: Mùi khói bếp được nhắc đến trong bài thơ có ý nghĩa gì?

  • A. Mùi khói do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà.
  • B. Mùi khói từ những nhà đốt rạ ngoài đồng.
  • C. Mùi khói của bom đạn, chiến tranh, của niềm đau, nỗi cơ cực, khó khăn.
  • D. Mùi khói do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà và của bom đạn, chiến tranh, của niềm đau, nỗi cơ cực, khó khăn.

Câu 16: Điệp từ trăm trong câu hai câu thơ dưới đây có ý nghĩa gì?

Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

  • A. Sự bôn ba, vất vả của người cháu khi lớn lên.
  • B. Mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều kì diệu, mới mẻ.
  • C. Sự thay đổi, di chuyển chỗ ở của người cháu.
  • D. Sự đổi khác của xóm làng.

Câu 17: Câu hỏi tu từ cuối bài thơ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? chứa đựng cảm xúc gì của nhà thơ?

  • A. Thể hiện sự buồn bã, tủi thân khi nghĩ đến bà.
  • B. Bày tỏ nỗi niềm tiếc nuối quá khứ, tiếc nuối tuổi thơ bình yên bên bà.
  • C. Thể hiện sự thắc mắc liệu bây giờ bà còn giữ thói quen nhóm bếp hay không.
  • D. Câu thơ thấm đẫm nỗi buồn vì đó là kỉ niệm chập chờn hiện lên trong ký ức, trong niềm thương nhớ quá khứ của người cháu.

Câu 18: Bà không chỉ là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa. Vậy bà đã truyền điều gì đến người cháu?

  • A. Ngọn lửa của tình yêu quê hương đất nước
  • B. Ngọn lửa của tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, yêu làng xóm, ngọn lửa của niềm tin bất diệt, của sức sống con người.
  • C. Ngọn lửa của niềm tin bất diệt, của sức sống con người.
  • D. Ngọn lửa của tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, yêu làng xóm,

Câu 19: Đâu là triết lý sâu xa mà Bằng Việt gửi gắm trong bài thơ Bếp lửa?

  • A. Tình yêu đất nước bắt đầu nguồn từ lòng yêu quý ông bà cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
  • B. Tình bà cháu chính là nguồn cội của tình yêu nước.
  • C. Tình bà cháu là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, sau đó mới là tình yêu quê hương, đất nước.
  • D. Tình bà cháu là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất.

Câu 20: Tình yêu thương của bà có vai trò như thế nào trong cuộc đời của người cháu?

  • A. Là hồi ức nuôi dưỡng tâm hồn người cháu.
  • B. Là một chỗ dựa tinh thần vững chắc, là điểm tựa của tâm hồn cháu trên những chặng đường đời.
  • C. Giúp cháu hoàn thiện nhân cách, biết sống sẻ chia, yêu thương người khác.
  • D. Bồi dưỡng tâm hồn cháu thêm phong phú, hoàn thiện nhân cách để cháu lớn khôn thành người.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác