Siêu nhanh soạn bài Bếp lửa Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1
Soạn siêu nhanh bài Bếp lửa Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1 phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
BẾP LỬA
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi 1: Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em
Giải rút gọn:
Kỉ niệm: em cùng anh chị của em ra đồng bắt cá cùng ba rồi về nướng than củi.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?
Giải rút gọn:
Bà là người yêu nước yêu thương gia đình,bền bỉ,dẻo dai, sẵn sàng hi sinh vì tiền tuyến cho cuộc chiến tranh cứu nước.
Câu 2: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có khác gì so với các khổ thơ trên?
Giải rút gọn:
Bếp lửa trong các khổ thơ trên là hình ảnh bếp lửa của thực tại, bếp lửa có thật. Hình ảnh bếp lửa ở khổ thơ này là bếp lửa của quá khứ, là bếp lửa của tình yêu và sự hồi tưởng khi người cháu khi đã lớn.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?
Giải rút gọn:
Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài cùng với sự thay đổi qua các khổ thơ:
+ Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà
+ Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa
+ Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu
- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình
Câu 2: Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.
Giải rút gọn:
- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, là một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- Thành ngữ "đói mòn đói mỏi” cho ta cảm nhận cái đói, cái khổ của người dân.
- Điệp từ: bà - cháu tạo nên hình ảnh quấn quýt, gần gũi và đầy yêu thương.
- Điệp từ "tu hú" thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của âm thanh, vừa có sự gần gũi nhưng vẫn thể hiện khoảng không mênh mông.
- Điệp ngữ "một ngọn lửa" với kết cấu song hành đã làm giọng thơ ngân vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động, tự hào.
Câu 3. Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?
Giải rút gọn:
Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… cùng với những lần thể hiện cảm xúc dạt dào: ôi,...
=> Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà. cũng như với quê hương, đất nước.
Câu 4: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Giải rút gọn:
- Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.
- Cảm hứng chủ đạo: là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước
Câu 5: Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ
Soạn chi tiết:
+ Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.
+ Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ cùng bà, gắn liền với bếp lửa.
+ Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.
+ Phần 4 (khổ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà, dù đã khôn lớn.
- Mặc dù không cân xứng về hình thức nhưng nội dung vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và logic của tác phẩm.
Câu 6. Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
Giải rút gọn:
Qua bao nhiêu năm bài thơ vẫn mang vẹn nguyên những ý nghĩa riêng của nói. Bởi bài thơ đã chạm đến tất cả tiếng lòng mỗi chúng ta bởi tình yêu, sự biết ơn, sự gắn kết với gia đình, quê hương và đất nước.
Câu 7. Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ “nhóm”, “nhen” và hình ảnh “bếp lửa” đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?
Soạn chi tiết:
Bài thơ thể hiện lòng kính yêu trân trọng của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau:
+ Kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.
+ Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.
+ Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.
- Trong bài thơ, động từ " nhen" có ý nghĩa như đã khẳng định những phẩm chất cao quý của người bà tần tảo sớm hôm. Cuộc đời lận đận ấy vẫn theo bà đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm để nhóm lên bếp lửa " ấp iu nồng đượm". Đó là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng và bền chặt về tương lai cuộc kháng chiến, của sức sống thầm lặng mà mãnh liệt. Bếp lửa ấy gắn với gian khó, vất vả của cuộc đời bà .
Câu 8. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em.
Giải rút gọn:
Gợi ý:
- Đó là ai?
- Người đó có quan hệ gì với em
- Người đó ảnh hưởng đến em như thế nào
- Em đã thay đổi như thế nào khi bị ảnh hưởng
- Cảm ơn/ Xin lỗi người đó
- …
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Bếp lửa, Soạn bài Bếp lửa Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1, Siêu nhanh soạn bài Bếp lửa Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận