Siêu nhanh soạn bài Nhớ rừng Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 2

Soạn siêu nhanh bài Nhớ rừng Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 2 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA

VĂN BẢN 

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Theo em, trong những trường hợp nào, con người cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc quá khứ của mình? Hãy chia sẻ câu trả lời của em với các bạn.

Giải rút gọn:

Con người luôn có xu hướng tiếc những gì đã qua, nhất là mỗi khi hiện tại xảy ra những chuyện không vừa ý họ. Em tiếc vì đã có lúc mải chơi không chịu học tập đến gần thi mới học. 

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Em hình dung thế nào về cuộc sống “những ngày xưa” của con hổ trong đoạn thơ này?

Giải rút gọn:

Giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Đó là cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, là những lúc say mồi dưới ánh trăng, những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

Câu 2: Cách thể hiện nỗi “nhớ rừng” của con hổ trong đoạn thơ này có gì khác so với các đoạn thơ trước?

Giải rút gọn:

Đoạn 1

Nỗi nhớ rừng được thể hiện qua tâm trạng u uất, căm phẫn.

Đoạn 2

Nỗi nhớ rừng được thể hiện qua niềm kiêu hãnh về quá khứ.

Đoạn 3

Nỗi nhớ rừng được thể hiện trực tiếp, mãnh liệt hơn.

Con hổ tập trung vào những kỉ niệm đẹp về cảnh vật và hoạt động trong rừng.

Giọng thơ da diết, tiếc nuối hơn.

Câu 3: Các dòng thơ: - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?, - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! gợi cảm xúc gì của con hổ?

Giải rút gọn:

Hai dòng thơ thể hiện thành công tâm trạng u uất, căm phẫn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ. Tác giả thể hiện sự đồng cảm với con hổ và lên án hành động giam cầm loài vật hoang dã.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Giải thích hoàn cảnh và lí do “nhớ rừng” của con hổ trong văn bản.

Giải rút gọn:

- Con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú.

- Môi trường sống chật chội, tù túng, giả tạo.

- Bị giam chung với những loài vật tầm thường.

- Bị con người tò mò, dòm ngó.

Câu 2. Phân tích tâm trạng của con hổ trong đoạn 1, 2 và trả lời các câu hỏi:

a. Cuộc sống trong “những ngày xưa” ở chốn đại ngàn và cuộc sống hiện tại trong vườn bách thú của con hổ có những điểm gì khác biệt; sự khác biệt đó được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật như thế nào?

b. Qua nỗi “nhớ rừng”, con hổ đã bày tỏ niềm yêu quý và khinh ghét những gì?

Giải rút gọn:

a.

 Cuộc sống trong “những ngày xưa” ở chốn đại ngàn

Cuộc sống hiện tại trong vườn bách thú

- Tự do, oai hùng

- Khoáng đạt, hùng vĩ

- Bí ẩn, hoang vu

- Tù túng, ảm đạm

- Giả tạo, tầm thường

 

- Hình ảnh thơ: Hình ảnh hùng vĩ, dữ dội >< hình ảnh tầm thường, giả dối

-Giọng điệu: U uất, phẫn uất vs. chán nản, mỉa mai

b. Qua đó, con hỗ bày tỏ niềm yêu quý và trân trọng cuộc sống tự do trước đây trong rừng sâu, là chúa sớm lâm. Còn bây giờ con hổ chán ghét cảnh bị nhốt trong lồng sắt, mất tự do và trở thành sự tiêu khiển cho người đời. 

Câu 3: Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn 3.

Giải rút gọn:

Bức tranh thứ nhất

Một cảnh sắc nằm trong bóng tối, dưới ánh trăng vàng rực. Một không gian tràn đầy ánh sáng vàng, nơi chúa sơn lâm đứng im bên bờ suối,. Khung cảnh này tươi đẹp, tràn đầy vẻ đẹp vô tận, khiến chúa sơn lâm hoà mình vào thiên nhiên xanh thẳm.

Bức tranh thứ hai

Một con hổ đứng giữa khung cảnh mưa giăng đầy trời. Thiên nhiên trở nên hung dữ và u ám, nhưng chúa sơn lâm không bị khuất phục.

Bức tranh thứ ba

Sau những ngày mưa, khu rừng trở nên trong lành, tươi tắn dưới ánh sáng ban mai. Những chú chim hót ca hòa bình trong không gian. Hổ trở về giấc ngủ của mình.

Bức tranh thứ tư

 Khung cảnh buổi chiều tà khi hoàng hôn buông xuống. Màu đỏ chủ đạo tạo ra một khung cảnh rực rỡ, đầy ánh sáng. Muôn vật dần đi vào giấc ngủ và chúa sơn lâm chờ đợi khoảnh khắc cuối cùng đó.

Câu 4: Ẩn sau nỗi nhớ của con hổ là nỗi nhớ của ai? Theo đó, “nhớ rừng” thực chất là nhớ về những điều gì?

Giải rút gọn:

Hình tượng con hổ cho dù có là một sự hóa thân của thi sĩ liên tưởng lớp nghĩa có cả ý thức giải phóng cá nhân (cái tôi), có cả tâm trạng nhớ tiếc, ru hoài của một dân tộc đang bị xiềng xích, đang khao khát tự do, với thái độ phủ nhận thực tại mà hướng về quá khứ oanh liệt vàng son.

Câu 5: Hình tượng con hổ “nhớ rừng” trong bài thơ được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào? Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Giải rút gọn:

Biện pháp xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc đã góp phần làm nên thành công của bài thơ. 

* Tác dụng:

- Biến con hổ thành một nhân vật có nội tâm phức tạp, có sức lay động lòng người.

- Thể hiện thành công nỗi nhớ rừng da diết và khao khát tự do mãnh liệt của con hổ.

- Lên án hành động giam cầm tàn ác của con người đối với loài vật hoang dã.

Câu 6: Nêu chủ đề, cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Giải rút gọn:

Chủ đề: Khao khát tự do

Cảm hứng chủ đạo: yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên 

Thông điệp: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là tâm trạng chung của người dân Việt nam bị đàn áp và bị cướp đi cuộc sống tự do. Họ khao khát có một cuộc sống tự do vốn dĩ họ có quyền có được.

Câu 7: Phát biểu cảm nhận của em về cách xưng hô và tình cảm, cảm xúc của con hổ qua âm điệu của thể thơ tám chữ trong bài thơ.

Giải rút gọn:

Cách xưng hô "Ta": thể hiện sự tự tôn, kiêu hãnh của con hổ, một vị chúa tể trong rừng.

Tình cảm, cảm xúc:

- Nỗi nhớ rừng da diết:

- Nỗi uất hận, phẫn uất:

- Khao khát tự do mãnh liệt

Câu 8: Kẻ bảng sau vào vở, nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức (thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, vần, nhịp) trong việc biểu đạt nội dung của văn bản:

Giải rút gọn:

Yếu tố hình thức

Đặc điểm

Sự phù hợp trong việc biểu đạt nội dung

Thể thơCác dòng thơ tám chữ, gieo vần thành từng cặp liên tiếpPhù hợp để biểu đạt nhịp điệu dồn dập, thể hiện sự uất hận, phẫn uất của con hổ, giúp cho bài thơ có giọng điệu bi tráng, thể hiện nỗi nhớ rừng da diết và khao khát tự do mãnh liệt của con hổ.
Hình ảnh, từ ngữ

Cách sử dụng hình ảnh rất phong phú, hay và sinh động ,gợi cho ta hình ảnh ngay trước mắt.

Từ ngữ được sử dụng sắc sảo

Làm cho đoạn văn giàu hình ảnh,từ ngữ phong phú gợi cho người đọc hình ảnh có ngay trước mắt.
Biện pháp tu từBiện pháp điệp ngữ, câu hỏi tu từ, sử dụng từ láy,..để tạo nên âm nhạc nhẹ nhàng, đều đặn.
Vần, nhịpNhịp điệu du dương, trầm bổng với vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Sử dụng vần bằng và vần trắc tạo nên âm nhạc nhẹ nhàng, đều đặn.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 2 bài Nhớ rừng, Soạn bài Nhớ rừng Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 2, Siêu nhanh soạn bài Nhớ rừng Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác