Siêu nhanh soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn siêu nhanh bài Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1 phù hợp với mình.

BÀI 4. CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI KÌ ẢO

VĂN BẢN 1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Nêu một số chỉ tiết kì ảo trong các truyện kể dân gian mà em đã đọc và cho biết yếu tố đó thường được sử dụng trong các trường hợp nào và với mục đích gì.

Giải rút gọn:

- Nữ Oa vá trời để cứu nhân gian khỏi lầm than

- Thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ. Nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kỳ, mục đích giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường. 

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm, tính cách của Vũ Nương, Trương Sinh?

Giải rút gọn:

Tính cách của Vũ Nương: thuỳ mị, nết na, tư dung tốt, dung hạnh, giữ gìn khuôn phép

Từ ngữ gợi lên đặc điểm, tính cách của Trương Sinh: đa nghi, không có học

Câu 2: Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?

Giải rút gọn:

Vốn dĩ là người đa nghi, lại không có học nên khi bé Đản nói , Trương Sinh đã ghen mà không suy xét lại vấn đề, không có lòng tin với vợ và không phân biệt đúng sai, quy chụp lời con nhỏ là đúng mà vu oan cho vợ.

Câu 3: Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

Giải rút gọn:

Lời của Vũ Nương là lời độc thoại bởi có người nói nhưng không có người nghe.

Câu 4: Các câu nói của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

Giải rút gọn:

- Lời nói thứ nhất của bé Đản: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? ... không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít" ->  Đây là lời nói ngây thơ của con trẻ, nói lên đúng suy nghĩ và nhận thức của bé Đản với Trương Sinh.

- Lời nói thứ hai của bé Đản: "Cha Đản lại đến kia kìa", “Đây này” Là khởi nguồn để hóa giải nỗi oan cho Vũ Nương

=> Nhận xét: Cả hai lời nói của bé Đản đều góp phần làm nên giá trị của câu chuyện. Nếu như lời nói thứ nhất là nguồn cơn thắt nút câu chuyện thì lời nói thứ hai chính là khởi nguồn hóa giải mọi chuyện.

Câu 5: Chú ý sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong chuyện này?

Giải rút gọn:

Từ cảm thấy oan ức, khóc lóc Vũ Nương chuyển sang quả quyết và giữ gìn trong sạch cho mình. Khẳng định rồi có ngày sẽ tìm về để giải oan cho chính mình. 

Câu 6: Em có nhận xét gì về cái kết của câu chuyện?

Giải rút gọn:

Bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bi kịch dưới chế độ phong kiến hà khắc.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Nêu nội dung bao quát của văn bản, liệt kê các sự kiện theo diễn biến câu chuyện và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào?

Giải rút gọn:

1. Nội dung bao quát

Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất cũng lo ma chay chu tất. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Con trẻ không biết không nhận cha, Trương Sinh đâm ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Vũ Nương chứng tỏ sự trong sạch của mình nên nhảy sông tự vẫn.

   Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp. Sau đó gặp được Vũ Nương, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.

2. Liệt kê sự kiện 

- Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha.

- Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến nhà. 

- Trương Sinh sẵn có tính ghen, mắng nhiếc và đuổi vợ đi. 

- Không tự mình giải được oan, phẫn uất, Vũ Thị Thiết đã ra bến Hoàng Giang tự vẫn. 

- Một đêm, bé Đản chỉ lên bóng và nói với Trương Sinh đó là người đêm đêm thường đến. 

- Giờ đây chàng mới hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn. 

- Vũ Nương được Linh Phi cứu đưa về động rùa. Ở đây nàng gặp Phan Lang, người cùng làng

- Khi Phan Lang được trở về nhân gian, nàng đã gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. 

- Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. 

- Vũ Nương hiện lên giữa dòng cảm ơn Trương Sinh rồi biến mất. 

3. Nhận xét:

Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian cụ thể. 

Câu 2. Liệt kê các nhân vật trong văn bản. Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.

Giải rút gọn:

Có 4 nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, Bé Đản, Phan Lang. Trong đó,

- Nhân vật chính: Trương Sinh, Vũ Nương

- Nhân vật phụ: bé Đản, mẹ chồng, Phan Lang

Câu 3: Phân tích tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết. Chỉ ra điểm khác biệt trong cách ứng xử của nàng lúc còn sống với gia đình ở trần gian và khi đã về thuỷ phủ.

Giải rút gọn:

* Vũ Thị Thiết trước khi về làm dâu:

Lời giới thiệu “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” => vẻ đẹp ven toàn, kết hợp hài hòa giữa dung nhan và phẩm hạnh.

* Vũ Thị Thiết trong khi về làm dâu:

- Là người mẹ thương con: chỉ vào bóng mình trên vách, nói đó là cha Đản.

=> Am hiểu tâm lý trẻ thơ, yêu thương con.

- Là người con dâu hiếu thảo

- Là người vợ thủy chung

=> Vũ Nương là người mẹ thương con, nàng dâu hiếu thảo, người vợ thủy chung luôn trân trọng hạnh phúc gia đình.

* Sau khi chết (Khi sống dưới thủy cung)

- Là người nặng tình, nặng nghĩa, vị tha:

- Là người trọng danh dự: khao khát được giải oan.

- Là người trọng ân nghĩa: hứa với Linh Phi sống chết không bỏ, không quay về dương thế.

=> Vũ Nương mang vẻ đẹp lý tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

*Điểm khác biệt trong cách ứng xử của nàng lúc còn sống với gia đình ở trần gian và khi đã về thuỷ phủ.

Khi sống ở trần gian, Vũ Nương là người con gái thấy sợ hãi trước bi kịch, nhưng khi xuống thuỷ phủ, nàng lại thẳng thắn từ chối về theo Trương Sinh. Nhưng cho dù ở đâu, nàng vẫn là người con gái với tư dung tốt đẹp, trọng tình nghĩa và trong sạch.

Câu 4: Nêu một số nét nổi bật trong tính cách của nhân vật Trương Sinh. Những nét tính cách ấy có phải là nguyên nhân gây nên nỗi bất hạnh của Vũ Thị Thiết?

Giải rút gọn:

1. Một số nét nổi bật trong tính cách của nhân vật Trương Sinh

- Giàu tình cảm: 

+ Nỗi buồn khổ khi đi lính trở về thì mẹ già đã khuất núi 

+ Dù giận vợ thất tiết nhưng khi Vũ Nương trầm mình xuống sông Hoàng Giang cũng vì lòng thương mà tìm vớt thây nàng

- Ghen tuông quá mức, thiếu bản lĩnh:

+ Trương Sinh yêu vợ song “có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá”. 

+ Khi nghe lời đứa con nói, Trương Sinh đã thiếu sáng suốt để có thể tìm hiểu rõ sự tình mà dẫn đến ngờ oan cho vợ.

=> Trương Sinh không dám thẳng thắn nói rõ nguyên cớ của sự nghi ngờ cũng chính là biểu hiện thiếu tự tin, kém bản lĩnh ở người đàn ông vốn thất học. Khi lòng ghen tuông nổi lên, Trương Sinh chỉ dựa vào cái quyền làm chồng để mắng nhiếc, đánh đuổi chứ không dựa vào lí trí, hiểu biết để phân tích thực hư.

Câu 5: Tìm các chỉ tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Giải rút gọn:

- Chuyện nằm mộng của Phan Lang

- Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động của Linh Phi… lập đàn giải oan

    + Vũ Nương hiện lên ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ lúc ẩn, lúc hiện “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

- Tác giả đã sử dụng cách đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực

Tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực

Tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái

Câu 6: Đọc lời thoại của các nhân vật trong văn bản và cho biết:

a. Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là đối thoại hay độc thoại? Dựa vào đâu em xác định được như vậy?

b. Các câu bé Đản nói với Trương Sinh trước và sau cái chết của Vũ Thị Thiết có vai trò như thế nào đối với diễn biến của sự việc, câu chuyện?

Giải rút gọn:

a. Lời nói của Vũ Nương chính là lời thề trước thần linh về sự trong sạch của mình. Tuy về mặt hình thức, đây có vẻ như là lời đối thoại nhưng về nội dung là lời tỏ lòng của Vũ Nương, mang tính chất độc thoại. 

b. Câu nói của bé Đản với Trương Sinh trước cái chết của Vũ Thị Thiết là lời nói ngây thơ của con trẻ, nói lên đúng suy nghĩ và nhận thức của bé Đản.Câu nói của bé Đản với Trương Sinh sau cái chết của Vũ Thị Thiết là khởi nguồn để hóa giải nỗi oan cho Vũ Nương.

=> Cả hai lời nói của bé Đản đều góp phần làm nên giá trị của câu chuyện. Nếu như lời nói thứ nhất là nguồn cơn thắt nút câu chuyện thì lời nói thứ hai chính là khởi nguồn hóa giải mọi chuyện.

Câu 7: Những dấu hiệu nào giúp em phân biệt Truyện Người con gái Nam Xương là truyện truyền kì?

Giải rút gọn:

- Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc.

- Thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử. Sau đó, được tác giả sắp xếp lại tình tiết, bồi đắp thêm cho đời sống các nhân vật, xen lẫn những yếu tố kỳ ảo: Truyện được viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ tái tạo trên cơ sở truyện cổ tích "Vợ chàng Trương".

Câu 8: Lời bình ở cuối truyện về Vũ Thị Thiết có đoạn: “Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá ở dưới lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết”. Em có đồng ý với lời bình trên không? Vì sao? Qua nhân vật Vũ Thị Thiết, em hiểu thêm điều gì về số phận của người phụ nữ trong một xã hội đề cao nam quyền?

Giải rút gọn:

- Em đồng tình với lời bình bởi: Lời bình trên đề cập đến ý nghĩa của việc trời xét tâm thành và sự trong sạch của người, so sánh với xương hoa vóc ngọc chôn vào họng cá dưới lòng sông. Một cách tổng quát, ý nghĩa này liên quan đến việc giữ cho tâm hồn người không bị ảnh hưởng bởi tình cảm tiêu cực, và nếu không, sẽ giống như việc xương hoa vóc ngọc bị chôn sâu dưới nước. Vũ Thị Thiết là người có lòng tự trọng cao nên sẽ không khuất phục trước sự vu oan ấy.

- Người phụ nữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Bị hủ tục thối nát của xã hội phong kiến đẩy xuống vực sâu, chịu muôn vàn tủi hờn và đau thương. Nhưng sau tất cả, họ vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp đáng trân quý của tâm hồn thanh cao.

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Chuyện người con gái Nam Xương, Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1, Siêu nhanh soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác