Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyện truyền kì là gì?

  • A. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại do các tác giả Việt Nam sáng tạo ra.
  • B. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường, có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại chỉ bao gồm các yếu tố hoang đường, kì lạ.
  • D. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại được viết bằng chữ Nôm.

Câu 2: Truyền kì phát triển mạnh trong giai đoạn nào?

  • A. Thế kỉ XVI – XVII.
  • B. Thế kỉ XV – XVII.
  • C. Thế kỉ XVI – XVIII.
  • D. Thể kỉ XVII – XVIII.

Câu 3: Không gian truyền kì có đặc điểm gì?

  • A. Thế giới con người tách biệt với thế giới thánh thần, ma, quỷ.
  • B. Thế giới con người đối kháng với thế giới thánh thần, ma, quỷ.
  • C. Thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao.
  • D. Thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ hòa nhập làm một.

Câu 4: Thời gian truyền kì có đặc điểm gì?

  • A. Thời gian ở cõi trần và cõi âm ti, thủy phủ hay thượng giới giống nhau.
  • B. Con người chỉ có một cuộc đời và sống nhờ các phép thuật kì ảo.
  • C. Thời gian ở cõi trần khác biệt với cõi âm ti, thủy phủ hay thượng giới, con người có thể có nhiều cuộc đời, có thể sống nhờ các phép thuật kì ảo.
  • D. Con người chỉ có một cuộc đời, hoàn toàn sống theo thời gian ở cõi trần.

Câu 5: Nhân vật trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?

  • A. Chủ yếu là con người bình thường, không có khả năng kết nối với ma quỷ hay thần linh.
  • B. Là thần tiên và ma quỷ, mang những nét đặc biệt về ngoại hình và tính cách.
  • C. Là tiên và ma, thường mang hình ảnh và tính cách của con người.
  • D. Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.

Câu 6: Cốt truyện trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?

  • A. Chủ yếu sử dụng những địa điểm, con người, sự kiện có thực trong lịch sử, có tính xác thực.
  • B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
  • C. Chỉ sử dụng yếu tố kì ảo để xây dựng cốt truyện tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
  • D. Mượn những cốt truyện và điển tích, điển cố từ Trung Hoa, sáng tạo và biến đổi cho phù hợp với văn hóa và quan niệm của Việt Nam.

Câu 7: Lời của người kể chuyện trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?

  • A. Chiếm tỉ lệ thấp trong văn bản.
  • B. Là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, địa phủ, thượng giới; mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật.
  • C. Là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, chiếm tỉ lên cao trong văn bản.
  • D. Là lời dẫn dắt những diễn biến, tình tiết chính của văn bản.

Câu 8: Tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm bao nhiêu truyện?

  • A. 20 truyện.
  • B. 19 truyện.
  • C. 22 truyện.
  • D. 25 truyện.

Câu 9: Ý nghĩa tên gọi Truyền kì mạn lục là gì?

  • A. Chép lại nguyên văn những truyện lưu truyền trong dân gian.
  • B. Ghi chép những sự kiện kì lạ trong lịch sử.
  • C. Ghi chép về những con người kì lạ trong dân gian.
  • D. Ghi chép tản mạn những truyện lạ.

Câu 10: Đâu là thông tin khôngchính xác về tác giả Nguyễn Dữ.

  • A. Chưa rõ năm sinh, năm mất.
  • B. Sống vào khoảng thế kỉ XV.
  • C. Học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn.
  • D. Quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Câu 11: Đâu là không gian hiện thực trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?

  • A. Nam Xương.
  • B. Đền dao.
  • C. Xích Hỗn.
  • D. Khai Đại.

Câu 12: Đâu là lời độc thoại trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?

  • A. Tôi là Linh Phi trong động rùa, vợ vua biển Nam Hải, nhớ hồi còn nhỏ đi chơi ở bến sông bị người phường chài bắt được, ngẫu nhiên báo mộng, quả được nhờ ơn. Gặp gỡ ngày nay, há chẳng phải lòng trời xui khiến cho tôi có dịp đền ơn trả nghĩa?
  • B. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?.
  • C. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều qua, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
  • D. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lần lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kĩ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng.

Câu 13: Đâu không phải điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?

  • A. Trần Thiêm Bình.
  • B. Khai Đại.
  • C. Tào Nga.
  • D. Xích Hỗn.

Câu 14: Bi kịch của Vũ Nương bắt nguồn từ đâu?

  • A. Từ gia cảnh nghèo khó.
  • B. Từ những hủ tục của xã hội phong kiến.
  • C. Từ cuộc hôn nhân không bình đẳng.
  • D. Từ cuộc hôn nhân không tình yêu.

Câu 15: Đâu không phải ý nghĩa của chi tiết “cái bóng” trong việc tạo nên thành công cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?

  • A. Là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Nó vừa đóng vai trò thắt nút, vừa đóng vai trò mở nút.
  • B. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật: Bé Đản ngây thơ, Vũ Nương yêu thương chồng con, Trương Sinh hồ đồ đa nghi.
  • C. Là chi tiết kết nối mạch truyện, giúp câu chuyện diễn biến một cách logic, hợp lí.
  • D. Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh. 

Câu 16: Đâu không phải là vai trò của yếu tố kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?

  • A. Tăng sức hấp dẫn bằng sự ly kỳ và trí tưởng tượng phong phú.
  • B. Góp phần khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật.
  • C. Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
  • D. Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

Câu 17: Đâu là một truyện truyền kì thuộc tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ?

  • A. Từ Thức tiên hôn lục.
  • B. Nhị thần nữ lục.
  • C. Ngọc nữ quy chân chủ.
  • D. Bích Câu kỳ ngộ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác