Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời tập 2 Ôn tập bài 10: Tiếng vọng những ngày qua (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 10: Tiếng vọng những ngày qua (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?
- A. Thanh Tịnh.
B. Thế Lữ.
- C. Tế Hanh.
- D. Nam Cao.
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ và thơ của ông?
- A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945).
B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.
- C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.
- D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
Câu 3: Trong bài thơ “Nhớ rừng”, tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
- A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
- B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
- C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt, vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Câu 4: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?
- A. Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.
B. Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
- C. Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.
- D. Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là yếu tố làm cho bức tranh đại ngàn trong "Nhớ rừng" trở nên tráng lệ?
- A. Sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và hiện tại.
- B. Việc sử dụng các biện pháp tu từ như điệp từ, ẩn dụ, nhân hóa.
C. Miêu tả chi tiết về các hoạt động của con hổ trong rừng.
- D. Sự đối lập giữa không gian đại ngàn và vườn bách thú.
Câu 6: Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng trừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”?
A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt.
- B. Giàu nhịp điệu.
- C. Giàu hình ảnh.
- D. Giàu giá trị tạo hình.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là một phần của nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
- A. Sử dụng thể thơ tám chữ đế sáng tác bài thơ.
- B. Các dòng thơ có nhịp 3/5 đều đặn.
- C. Cách gieo vần chân và vần liền.
D. Sử dụng thể thơ tự do để sáng tác bài thơ.
Câu 8: Bài thơ "Mùa xuân chín" nằm trong tập thơ nào của Hàn Mặc Tử?
- A. Gái quê.
B. Đau thương.
- C. Xuân như ý.
- D. Chơi giữa mùa trăng.
Câu 9: Bài thơ "Mùa xuân chín", trong khổ thơ thứ nhất tác giả miêu tả những cảnh vật nào của bức tranh thiên nhiên mùa xuân?
A. Nắng, khỏi, mái nhà tranh, giàn thiên lí.
- B. Sông, núi, rừng, biển.
- C. Đường phố, nhà cao tầng, xe cộ.
- D. Bãi biển, cát trắng, song vỗ.
Câu 10: Hình ảnh “chị ấy gánh thóc” trong khổ thơ cuối trong bài “Mùa xuân chín” thể hiện điều gì?
- A. Chỉ là hình ảnh trong quá khứ.
- B. Chỉ là hình ảnh hiện tại.
C. Có thể là hình ảnh trong quá khứ hoặc hiện tại.
- D. Có thể là hình ảnh trong tương lai.
Câu 11: Hình ảnh nào trong bài “Mùa xuân chín” được sử dụng để miêu tả tiếng ca của các thôn nữ?
- A. Vang vọng khắp núi đồi.
B. Vắt vẻo lưng chừng núi.
- C. Nhỏ nhẹ và khó nghe.
- D. Im lặng và trầm mặc.
Câu 12: Sự thay đổi vị trí, thời điểm quan sát trong khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân chín” thể hiện điều gì?
- A. Sự thay đổi của thiên nhiên và con người.
- B. Tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối của tác giả.
- C. Sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại.
D. Sự thay đổi của thiên nhiên, con người và tâm trạng bang khuâng, tiếc nuối của tác giả.
Câu 13: Kí ức tuổi thơ được ví như điều gì trong văn bản?
A. Kí ức tuổi thơ giống như một món quà tinh thần quý giá.
- B. Kí ức tuôt thơ như một gánh nặng trong cuộc sống.
- C. Kí ức tuổi thơ là một trở ngại trong cuộc sống.
- D. Kí ức tuổi thơ là một điều cần quên đi.
Câu 14: Kí ức tuổi thơ có tác động gì đến tâm hồn con người khi hồi tưởng lại?
- A. Làm cho tâm hồn trở nên nặng nề.
B. Khiến tâm hồn trở nên dịu dàng, nhẹ nhõm.
- C. Không có tác động gì đặc biệt.
- D. Làm cho tâm hồn trở nên buồn bã.
Câu 15: Có được những kí ức tuổi thơ tươi đẹp được ví như điều gì?
A. Được tắm trong dòng suối mát lành, được an trú dưới bầu trời ngập tràn niềm vui.
- B. Được leo núi cao ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tận hưởng sự thư thái do không khí nơi đây mang lại.
- C. Được bay trên bầu trời quan sát toàn bộ khung cảnh bên dưới.
- D. Được lặn sâu dưới đại dương, có những bài học, trải nghiệm mới lạ trong cuộc sống.
Câu 16: Ký ức tuổi thơ có vai trò gì trong cuộc đời mỗi người?
- A. Là nguồn gây ra stress.
B. Là điểm tựa vững chắc trên hành trình cuộc đời.
- C. Là nguyên nhân của mọi thất bại.
- D. Không có vai trò quan trọng.
Câu 17: Thông điệp chính của văn bản “Kí ức tuổi thơ” là gì?
- A. Nên cố gắng trở thành người lớn càng sớm càng tốt.
- B. Tuổi thơ không quan trọng bằng tuổi trưởng thành.
C. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp là điều quý giá trong cuộc đời.
- D. Người lớn luôn hạnh phúc hơn trẻ con.
Câu 18: Ngôn ngữ phát triển nhanh nhất ở phương diện nào?
- A. Ngữ pháp.
- B. Ngữ âm.
C. Từ vựng.
- D. Chính tả.
Câu 19: Đâu không phải là cách phát triển của từ vựng?
- A. Xuất hiện từ ngữ mới.
- B. Xuất hiện nghĩa mới.
C. Biến đổi cấu trúc ngữ pháp.
- D. Vay mượn từ ngữ nước ngoài.
Câu 20: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?
- A. Buồn trông.
B. Chân mây.
- C. Nội cỏ.
- D. Rầu rầu.
Câu 21: Từ “Thuyền” trong các câu thơ và ca dao sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
- A. Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- B. Cha mẹ cho em sang chuyến đò nghiêng /Thuyền chòng chành đôi mạn, em ôm duyên trở về.
C. Thuyền nan một chiếc ở đời/ Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
- D. Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày xa cách nhau/ Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Câu 22: Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là:
- A. So sánh và nhân hóa.
- B. So sánh và hoán dụ.
- C. So sánh và ẩn dụ.
D. Ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 23: Mùi gì được nhắc đến trong bài thơ “Sông Đáy”?
- A. Mùi hoa.
- B. Mùi cá.
C. Mùi cát khô và mùi tóc mẹ.
- D. Mùi nước sông.
Câu 24: Trong bài thơ “Sông Đáy”, khi trở lại quê hương, tác giả nhận thấy điều gì về mẹ mình?
- A. Mẹ vẫn trẻ như xưa.
B. Mẹ đã già như cát bên bờ.
- C. Mẹ không còn ở đó nữa.
- D. Mẹ vẫn mạnh khỏe như xưa.
Câu 25: Hình ảnh nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ “Sông Đáy” để miêu tả nỗi nhớ quê của tác giả?
- A. Người bước hụt.
- B. Tiếng cá quẫy tuột câu.
- C. Hốc đất ven bờ.
D. Cánh chim bay về tổ.
Câu 26: Khi tác giả nhớ và mong được nhìn thấy dòng sông, điều đó cũng đồng nghĩa với việc gì?
- A. Tác giả chỉ mong nhìn thấy dòng sông.
B. Tác giả mong được nhìn thấy mẹ.
- C. Tác giả muốn quên đi hình ảnh người mẹ.
- D. Tác giả không có cảm xúc gì đặc biệt.
Xem toàn bộ: Soạn Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Nhớ rừng (Thế Lữ)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận