Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)

Giải dễ hiểu bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 2. GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG

VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Chia sẻ một vài cảm nghĩ cảm nhận của em về bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương).

Giải nhanh:

- Là bài thơ về tình yêu thương, sự trân trọng mà nhà thơ muốn gửi gắm tới người vợ của mình.

- Tác giả dùng những lời lẽ hàng ngày bình dị nhất để miêu tả cũng như thể hiện tình cảm với vợ của mình. Tác giả không ngần ngại “phê bình “ bản thân mình là kẻ bất tài vô dụng từ đó làm nổi bật lên nỗi khổ của vợ.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này.

Giải nhanh:

Chỉ.., đó là, bươn chải đã thành số phận của bà

Câu 2: Tác giả so sánh câu thơ “lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông”nhằm mục đích gì?

Giải nhanh:

- Sự tương đồng giữa “thân cò” và “cái cò”. 

- Làm cho tình cảnh bà Tú thêm tội nghiệp đáng thương. Đối lập cái đơn độc, lẻ loi của bà với vẻ quạnh hiu khi quãng vắng và vẻ tấp nập, đông đúc của buổi đò đông, nhà thơ cực tả những cực nhọc, gian lao của bà để duy trì sự sống cho chồng, con.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên.

Giải nhanh:

- Ý kiến khách quan: “Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế người chồng thì miệt mài đèn sách, còn người vợ thì nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan cả họ được nhờ, đổi thay phận” 

- Ý kiến chủ quan: “Nhưng nền tảng của kiểu gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này” dựa trên nền tảng những quan điểm khách quan cụ thể, có căn cứ khiến cho lập luận của tác giả càng trở nên sắc bén hơn.

Câu 2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Giải nhanh:

BÀI 2. GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNGVỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ

 

Câu 3: Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất? Lí lẽ và bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Giải nhanh:

- Lí lẽ: Hoàn cảnh bà Tú mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”.

Bằng chứng: 

+ Công việc đã cột chặt lấy bà trong cái vòng triền miên và mòn mỏi

+ Không gian: mom sông

+ Nuôi 5 con và chồng

=> Cung cấp một cái nhìn tổng quan về hình tượng của bà Tú trong bài thơ, cho thấy sự tận tâm và hy sinh của bà trong việc chăm sóc gia đình dưới áp lực của cuộc sống khó khăn. Hình tượng này có thể được thấy là biểu tượng cho tất cả những người phụ nữ chịu đựng và hy sinh vì hạnh phúc gia đình.

Câu 4: Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là “cặp câu hay nhất bài thơ”. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?

Giải nhanh:

Em đồng ý bởi hai câu đầu chứa đựng thông điệp quan trọng, sâu sắc và phản ánh đúng chủ đề chính của bài thơ

Câu 5: Theo em “suốt đời hi sinh cho chồng cho con” có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Giải nhanh:

- Đây không phải là bổn phận của người phụ nữ

- Ví dụ: Cô gái Mường đột phá đưa đặc sản quê hương vươn xa. Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương hiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền, trở thành người phụ nữ có sự nghiệp, tài chính khi còn rất trẻ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác