Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học

Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 9 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU ĐOẠN VĂN

Câu 1. Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

Giải nhanh:

- Câu chủ đề: Lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến vì gặp lại những cảm xúc của thời áo trắng khi đọc bài thơ Tựu trường của nhà thơ Huy Cận. 

- Câu kết đoạn: Cảm ơn nhà thơ đã giúp ta thêm trân trọng từng giây phút của tuổi hoa niên, giúp ta lưu giữ kí ức đẹp trong hành trình trưởng thành của mỗi người!

Câu 2. Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?

Giải nhanh:

- Ngôi thứ nhất (xưng tôi)

- Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện trực tiếp với ngôn từ phong phú, giàu sức gợi cùng với cách sử dụng câu cảm thán đã khiến đoạn văn lột tả cảm xúc mãnh liệt hơn.

Câu 3. Đoạn văn đã phân tích (những) nét đặc sắc nào về nghệ thuật của bài thơ?

Giải nhanh:

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình: Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình như háo hức, xôn xao, hy vọng, tin tưởng ở ngôi trường mới được nhà thơ khắc hoạ tài tình qua bước chân ngập ngừng, qua hành động gấp sách lại, đứng nghe, qua ánh mắt tin cậy. 

- Nghệ thuật sáng tạo những hình ảnh độc đáo, cụ thể hoá cái vô hình thành cái hữu hình: lính hồn bằng ngọc, tay đời ấm áp, lòng trai thơm ngát. 

Câu 4. Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng của chúng.

Giải nhanh:

 Phép thế: 

+ Thế “nhân vật trữ tình” cho cụm từ “chàng trai tuổi mười lăm”

+ Thế “nhà thơ” thay cho tên tác giả “Huy Cận”

+ Thế “Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình” thay cho cụm “tâm hồn trong sáng và mong manh như ngọc”

=> Rút gọn đối tượng được nhắc đến mà không bị mất đi ý nghĩa, người đọc vẫn sẽ hiểu được đối tượng và không gây nhàm chán.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác