Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2.6. VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

1. Khái niệm

- Phân tích một tác phẩm văn học (nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó) thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

2. Yêu cầu của kiểu bài 

BÀI 2.6. VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

1. Cách sắp xếp luận điểm trong văn bản

Bài viết sắp xếp luận điểm theo trình tự:

+ Luận điểm 1: về chủ đề tác phẩm.

+Luận điểm 2: về một số nét đặc sắc nghệ thuật. 

=> Cách sắp xếp luận điểm này là hợp lí, làm bật được các yếu tố về nội dung và hình thức của tác phẩm, thể hiện rõ ý kiến, quan điểm của người viết về chủ đề, một số nét đặc sắc về hình thức.

2. Mở bài và kết bài

- Phần mở bài sử dụng một hình ảnh so sánh để dẫn dắt (có những tác phẩm văn học như chiếc cầu nối diệu kì...).

Kết bài gợi ra một ấn tượng của người đọc về tác phẩm (mỗi lần đóng lại trang sách cuối, tôi lại tưởng tượng thấy hình ảnh đôi bồng chanh đỏ đang bay về đầm sen thơm ngát...). 

=> Cách mở bài và kết bài giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc.

2. Phương diện nội dung được phân tích của chủ đề truyện Bồng chanh đỏ

- Phương diện nội dung chủ để thứ nhất: chủ đề thể hiện qua sự việc tìm bắt chim bồng xanh. 

=> Ý nghĩa rút ra: tình yêu thiên nhiên không phải là sự chiếm hữu, mà là tình yêu thiên nhiên trong trạng thái vốn có.

- Phương diện nội dung chủ đề thứ hai: chủ đề được tô đậm hơn qua những biến chuyển trong nhận thức của nhân vật Hoài. 

=> Ý nghĩa rút ra: thiên nhiên và con người có sự tương quan; ta cần cẩn trọng khi ứng xử với thiên nhiên vì bất kì hành động vô tâm nào cũng gây ra tổn thương với muôn loài.

- Kinh nghiệm khi phân tích nội dung chủ đề của một tác phẩm văn học: có thể khai thác sâu hơn nội dung chủ đề của một tác phẩm khi soi chiếu nội dung chủ để ấy vào các yếu tố của tác phẩm (sự việc, nhân vật, chi tiết, mạch tình cảm, cảm xúc,...), nhờ đó ta có thể khai thác các tầng ý nghĩa đa dạng, sâu sắc gọi ra từ chủ đề.

3. Lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc về nghệ thuật truyện Bồng chanh đỏ

Đặc sắc nghệ thuật

Lí lẽ và bằng chứng

Việc xây dựng cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn.

- Bằng chứng: lá thư mở đầu câu chuyện có nhắc đến chim bồng chanh đỏ, kể chi tiết quá trình khó khăn bắt chim bồng chanh đỏ.

- Lí lẽ: lá thư đã mở ra dòng hồi tưởng để nhân vật kể lại kỉ niệm trong quá khứ; việc kể chi tiết quá trình bắt chim bồng chanh đỏ làm cho sự việc trả tự do cho chim trở nên bất ngờ, gợi nhiều suy ngẫm.

Chi tiết miêu tả bồng chanh đỏ.

- Bằng chứng: “Nó nằm in thít trong lòng bàn tay tôi. Dường như nó quá hoảng sợ vì biết mình đã bị bắt cóc”, dẫn lại sự việc Hoài viết thư gửi anh Hiền kể về chuyện đôi bồng chanh đã quay về tổ cũ.

- Lí lẽ: chim bồng chanh như có linh hồn và cảm xúc, chi tiết này khiến tôi thực sự hạnh phúc, khi con người biết yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ không bỏ rơi con người.

Cách xây dựng tâm lí.

- Bằng chứng: ngôi kể thứ nhất, dẫn lại tâm trạng của nhân vật “tôi”.

- Lí lẽ: ngôi kể thứ nhất giúp tôi dễ dàng bộc lộ nội tâm của đứa trẻ hồn nhiên; làm rõ được sự biến chuyển trong nhận thức của nhân vật, đồng thời khắc sâu thông điệp về cách ứng xử với tự nhiên trong tâm trí bạn đọc.

Nhận xét: bằng chứng đáng tin cậy, dẫn ra từ VB, lí lẽ đã lí giải hợp lí, sáng rõ ý nghĩa, giá trị của các bằng chứng trong việc thể hiện luận điểm. Đặc biệt, cách kết hợp lí lẽ và bằng chứng đã giúp làm bật lên nét đặc sắc (hiệu quả thẩm mĩ) của hệ thống các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung chủ đề VB.

III. QUY TRÌNH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

- Với kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, có ba cách để triển khai luận điểm:

+ Cách 1: Nêu luận điểm về chủ đề, sau đó nêu luận điểm về hình thức nghệ thuật.

+ Cách 2: Nêu luận điểm về hình thức nghệ thuật, nêu luận điểm về chủ đề.

+ Cách 3: Triển khai song song luận điểm về hình thức nghệ thuật và chủ đề (luận điểm 1 về chủ đề và hình thức nghệ thuật → luận điểm 2 về chủ đề và hình thức nghệ thuật → luận điểm... về chủ đề và hình thức nghệ thuật).

IV. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN

1. Chuẩn bị trước khi viết

- Lưu ý: Có 2 nhóm tư liệu em cần thu thập: 

+ Những ghi chép của bản thân khi đọc tác phẩm (giấy ghi chú, nhật kí đọc, sản phẩm sáng tạo,...). Nhóm tư liệu này giúp em khơi những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm, khơi gợi cảm hứng viết, xác định được luận điểm cần triển khai.

+ Những bài phê bình, phỏng vấn, tư liệu báo chí,... liên quan đến tác phẩm. Nhóm tư liệu này giúp em hiểu sâu hơn về tác phẩm cần viết, nắm bắt được các ý kiến khác nhau về tác phẩm.

2. Tìm ý, lập dàn ý

Lưu ý: Khi triển khai lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm, cần tránh sự trùng lặp về ý giữa các luận điểm. Một số bằng chứng có thể dùng để làm sáng tỏ cho nhiều luận điểm, nhưng với mỗi luận điểm, cách triển khai lí lẽ để phân tích, lí giải cần khác nhau.

3. Viết bài

Lưu ý: 

+ Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

+ Tách đoạn hợp lí và sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

+ Sử dụng một số cách viết để mở bài và kết bài hấp dẫn như: trích những đoạn thơ cùng chủ đề với tác phẩm cần phân tích, trích dẫn danh ngôn, nhận định về tác giả, tác phẩm,...

+ Trong một số trường hợp, em có thể trao đổi với các ý kiến trái chiều về tác phẩm để làm cho nội dung bài viết thêm phong phú.

4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 2: Viết bài văn nghị luận phân, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Viết bài văn nghị luận phân, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Viết bài văn nghị luận phân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác