Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Thực hành tiếng việt trang 138

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng việt trang 138. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ; ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

- Phân tích được đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ.

Chữ viết

tiếng Việt

Đặc điểm

Lịch sử  

hình thành

Ý nghĩa

Chữ Nôm

Hệ thống chữ viết của người Việt được xây dựng dựa trên cơ sở chất liệu chữ Hán và âm đọc Hán Việt.

Hình thành vào khoảng thế kỉ VIII – IX và được phát triển, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ XIII.

Thành quả văn hoá lớn lao, thể hiện ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc và là phương tiện sáng tạo nên nền văn học chữ Nôm đặc sắc.

Chữ Nôm

Hệ thống chữ viết do một số giáo sĩ phương Tây dựa vào bộ chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc truyền giảng đạo Thiên Chúa

Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVII và được cải tiến, hoàn thiện trong vòng hai thế kỉ tiếp theo.

Có nhiều ưu điểm, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đồng thời là phương tiện làm nên một nền văn học phong phú – nền văn học chữ Quốc ngữ.

2. ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

a. Khái niệm:

Là sự việc, câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm văn học, thường được gọi chung là điển.

b. Đặc điểm:

- Có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắn với văn hoá, văn học của thời xa xưa.

- Để hiểu được ý nghĩa của điển tích, điển cố trong tác phẩm, người đọc cần tìm hiểu qua chú giải hoặc tra cứu tài liệu có liên quan.

c. Cách nhận biết:

- Một điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản chỉ là từ ngữ, nhưng đằng sau là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

- Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc từ văn học cổ trong nước. Bên cạnh đó, còn có một số điển tích, điển cố xuất phát từ văn học châu Âu.

d. Tác dụng: Làm cho cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả, đem lại hứng thú cho người đọc.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 5: Thực hành tiếng việt trang 138, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng việt trang 138, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng việt trang 138

Bình luận

Giải bài tập những môn khác