Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Thực hành tiếng Việt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Thực hành tiếng Việt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là dấu hiện nhận biết một điển tích, điển cố?

  • A. Gắn với một sự kiện lịch sử. 
  • B. Gắn với một danh lam thắng cảnh.
  • C. Gắn với một nhân vật lịch sử.
  • D. Đằng sau là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

Câu 2: Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Trung Quốc và từ văn học cổ nước ngoài.
  • B. Ấn Độ và từ văn học cổ trong nước.
  • C. Trung Quốc và từ văn học cổ trong nước.
  • D. Nhật Bản và từ văn học cổ nước ngoài.

Câu 3: Tác dụng của điển tích, điển cố là gì?

  • A. Làm cho câu văn, câu thơ thêm hài hước, thú vị.
  • B. Làm cho câu văn, câu thơ cô đúc, hàm súc, uyên bác, giữ cho lời văn sự trang nhã.
  • C. Làm cho câu văn, câu thơ thêm dài, thêm hay.
  • D. Làm cho câu văn, câu thơ cô đúc, hàm súc, uyên bác, tránh nói thẳng những điều thô tục, sỗ sàng, giữ cho lời văn sự trang nhã.

Câu 4: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

  • A. Họ từ tên Hải.
  • B. Vốn người Việt Đông.
  • C. Đội trời đạp đất.
  • D. Đội trời đạp đất ở đời.

Câu 5: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

  • A. Chín chữ, ba thu.
  • B. Một ngày dài ghê.
  • C. Chín chữ cao sâu.
  • D. Ba thu dọn lại.

Câu 6: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác gì Trương Tử mở vòng Đương Dương.

  • A. Vân Tiên.
  • B. Trương Tử mở vòng Đương Dương.
  • C. Tả đột hữu xung.
  • D. Vân Tiên tả đột hữu xung

Câu 7: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

  • A. Nam tử còn vương nợ.
  • B. Chuyện Vũ Hầu.
  • C. Luống thẹn tai nghe.
  • D. Công danh nam tử.

Câu 8: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Còn chi nữa cánh hoa tàn

Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân.

  • A. Cánh hoa tàn.
  • B. Dây đàn Tiểu Lân.
  • C. Tơ lòng đã đứt.
  • D. Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân.

Câu 9: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Lỡ làng nước đục bụi trong

Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

  • A. Nước đục bụi trong.
  • B. Trăm năm để một tấm lòng.
  • C. Lỡ làng.
  • D. Một tấm lòng.

Câu 10: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Xắn tay mở khóa Động Đào

Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.

  • A. Lối vào Thiên Thai.
  • B. Rẽ mây trông tỏ.
  • C. Động Đào, Thiên Thai.
  • D. Xắn tay mở khóa.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?

  • A. Điển tích, điển cố thường là những câu dài, với tác dụng để làm phong phú nội dung biểu đạt.
  • B. Thường được sử dụng để giúp tác phẩm thêm bác học, triết lý.
  • C. Chỉ gói gọn trong một vài từ, nhưng vẫn có thể biểu đạt một nội dung phong phú, dẫn đến tính chất của điển cố là gợi mở và kích thích sự liên tưởng của độc giả. 
  • D. Giúp đọc giả hiểu hơn chủ đề mà tác giả muốn đề cập đến.

Câu 12: Đâu là đặc điểm nổi bật nhất của điển tích, điển cố?

  • A. Tính cô đọng, hàm súc.
  • B. Tính hài hước, hóm hỉnh.
  • C. Tính sâu sắc, nặng triết lý.
  • D. Tính sáng tạo, mới mẻ.

Câu 13: Điển tích, điển cố thường được sử dụng trong giai đoạn văn học nào?

  • A. Văn học hiện đại.
  • B. Văn học hậu hiện đại.
  • C. Văn học kháng chiến.
  • D. Văn học trung đại.

Câu 14: Việc sử dụng điển tích, điển cố thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện sự hiểu biết và sự vận dụng sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ xưa.
  • B. Thể hiện sự mới mẻ, đổi thay của văn học.
  • C. Thể hiện sự giao lưu văn hóa với các quốc gia.
  • D. Thể hiện sự tụt hậu của văn học khi chỉ dùng những ngữ liệu cũ.

Câu 15: Theo em, giai đoạn suy tàn của điển cố trong sáng tác diễn ra khi nào?

  • A. Khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • B. Trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
  • C. Khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, chữ Hán và chữ Nôm không còn được sử dụng nữa.
  • D. Giai đoạn đất nước đổi mới năm 1986.

Câu 16: Đâu không phải là mục đích khi các nhà văn, nhà thơ mượn điển tích, điển cố vào trong sáng tác?

  • A. Xây dựng hình tượng nhân vật.
  • B. Miêu tả hoàn cảnh chính trị, xã hội đương thời.
  • C. Giúp cho tác phẩm thêm hài hước, gây được tiếng cười.
  • D. Bộc lộ chí hướng.

Câu 17: Theo em, đâu là tác dụng lớn nhất của việc sử dụng những điển tích, điển cố trong nền văn học Việt Nam là gì?

  • A. Tăng cường sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia.
  • B. Làm giàu, làm đẹp khả năng diễn đạt của ngôn ngữ dân tộc.
  • C. Khiến tác phẩm càng thêm bác học, sâu sắc.
  • D. Giúp tác giả và tác phẩm có sức sống lâu bền trong nền văn học Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác