Tắt QC

Trắc nghiệm Hình học 11 Câu hỏi trắc nghiệm chương 3

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hình học 11 Câu hỏi trắc nghiệm chương 3. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, và Q lần lượt là trung điểm của AB, AC, CD và DB.

a) Bộ ba vecto đồng phẳng là:

  • A. $\vec{AB},\vec{ BC}, \vec{AD}$
  • B. $\vec{MP}, \vec{BC}, \vec{AD}$
  • C. $\vec{AC}, \vec{MP}, \vec{BD}$
  • D. $\vec{MP}, \vec{PQ}, \vec{CD}$

b) Bộ ba vecto không đồng phẳng là:

  • A. $\vec{AB}, \vec{MN}, \vec{CA}$
  • B. $\vec{MP}, \vec{BC}, \vec{AD}$
  • C. $\vec{AD}, \vec{MP}, \vec{PQ}$
  • D. $\vec{MP}, \vec{PQ}, \vec{PD}$

Câu 2: Điều kiện cần và đủ để ba vecto $\vec{a}, \vec{b}, \vec{c}$ không đồng phẳng là:

  • A. Ba đường thẳng chứa chúng không cùng thuộc một mặt phẳng.
  • B. Ba đường thẳng chứa chúng cùng thuộc một mặt phẳng.
  • C. Ba đường thẳng chứa chúng không cùng song song với một mặt phẳng.
  • D. Ba đường thẳng chứa chúng cùng song song với một mặt phẳng.

Câu 3: Cho tứ diện ABCD. Các điểm M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Không thể kết luận được điểm G là trọng tâm của tứ diện ABCD trong trường hợp

  • A. $\vec{GM} = \vec{GN}$
  • B. $\vec{GM} + \vec{GN} = \vec{0}$
  • C. $\vec{GA} + \vec{GB} + \vec{GC} + \vec{GD} = \vec{0}$
  • D. $\vec{PG} = \frac{1}{4}(\vec{PA} + \vec{PB} + \vec{PC} + \vec{PD})$, với P là điểm bất kì.

Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD, với O là giao điểm của AC và BD. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A. Nếu ABCD là hình bình hành thì $\vec{SA} + \vec{SB} = \vec{SC} + \vec{SD}$
  • B. Nếu SA + SC = SB + SD thì ABCD là hình bình hành.
  • C. Nếu ABCD là hình bình hành thì $\vec{SA} + \vec{SB} + \vec{SC} + \vec{SD} = \vec{0}$
  • D. Nếu $\vec{SA} + \vec{SB} + \vec{SC} + \vec{SD} = 4\vec{SO}$

Câu 5: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’, với G và G’ là trọng tâm của tam giác ABC và A’B’C’. đặt $\vec{AA'} = \vec{a}; \vec{AB} = \vec{b}; \vec{AC} = \vec{c}.

a) Vecto $\vec{B'C}$ bằng:

  • A. $\vec{a} - \vec{b} - \vec{c}$
  • B. $\vec{c} - \vec{a} - \vec{b}$
  • C. $\vec{b} - \vec{a} - \vec{c}$
  • D. $\vec{a} + \vec{b} + \vec{c}$

b) Vecto $\vec{AG'}$ bằng:

  • A.$\vec{a}+\frac{1}{6}(\vec{b}+\vec{c})$
  • B.$\vec{a}+\frac{1}{4}(\vec{b}+\vec{c})$
  • C.$\vec{a}+\frac{1}{2}(\vec{b}+\vec{c})$
  • D.$\vec{a}+\frac{1}{3}(\vec{b}+\vec{c})$

c) Gọi M là giao điểm của AB’ và A’B. vecto GM→ bằng:

  • A.$\frac{1}{6}(\vec{b}+\vec{c})$
  • B.$\frac{1}{4}(\vec{b}+\vec{c})$
  • C.$3\vec{a}-\vec{b}-2\vec{c}$
  • D.$\frac{1}{3}(\vec{a}+\vec{b}+\vec{c})$

Câu 6: Các đường thẳng cùng vuông góc với một đương thẳng thì:

  • A. Thuộc một mặt phẳng
  • B. Vuông góc với nhau
  • C. Song song với một mặt phẳng
  • D. Song song với nhau

Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và SA = SB = SC = a.

a) Mặt phẳng (ABCD) vuông góc với mặt phẳng (SBD) vì:

  • A. AC ⊂ (SAC) và AC ⊥ (SBD) do AC ⊥ SO và AC ⊥ BD
  • B. AC ⊂ (ABCD) và AC ⊥ (SBD) do AC ⊥ SO và AC ⊥ BD
  • C. AC ⊂ (SAC) và AC ⊥ SO ⊂ (SBD)
  • D. AC ⊂ (ABCD) và AC ⊥ SO ⊂ (SBD) và góc AOS bằng 90

b) Giả sử góc BAD bằng 600, khoảng cách từ S đến mặt phẳng (ABCD) bằng:

  • A.$\frac{a}{2}$
  • B.$\frac{a\sqrt{3}}{2}$
  • C.a
  • D.$a\sqrt{3}$

c) Góc giữa hai mặt bên hình chóp S.ABCD và mặt phẳng đáy có tan bằng:

  • A.1
  • B.$\sqrt{3}$
  • C.$\frac{\sqrt{3}}{2}$
  • D.$\frac{2\sqrt{3}}{2}$

Câu 8: Cho hai mặt phẳng (P) và (Q), với hai vecto pháp tuyến lần lượt là n1→ và n2→. Khi (P) ∩ (Q) thì:

  • A.$\widehat{(\vec{n_{1}},\vec{n_{2}})}=0$
  • B.$\widehat{(\vec{n_{1}},\vec{n_{2}})}=90$
  • C.$\widehat{(\vec{n_{1}},\vec{n_{2}})}=0$ hoặc $\widehat{(\vec{n_{1}},\vec{n_{2}})}=180$
  • D.$0<\widehat{(\vec{n_{1}},\vec{n_{2}})}<180$

Câu 9: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA ⊥ (ABC) và SA = $\frac{a}{2}$.

a) Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (ABC) bằng:

  • A. 0      
  • B. 45
  • C. 60      
  • D. 90

b) Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SAC) bằng:

  • A. 0     
  • B. 45
  • C. 60      
  • D. 90

c) M là trung điểm của BC. Khi đó góc giữa hai mặt phẳng (SAM) và (SBC) bằng:

  • A. 0    
  • B. 30
  • C. 45      
  • D. 60

d) Từ A hạ AH ⊥ SM. Khi đó góc giữa hai vecto SA→ và AH→ bằng:

  • A. 40      
  • B. 45
  • C. 90      
  • D. 150

Câu 10: Cho tam giác ABC vuông tại B. trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC) tại A lấy một điểm S:

a) Góc giữa hai mặt phẳng (ABC) và (SBC) là:

  • A.$\widehat{SCA}$
  • B.$\widehat{SBA}$
  • C.$\widehat{SAC}$
  • D.$\widehat{SAB}$

b) Từ A hạ AH ⊥ SB. Gọi góc giữa hai vecto AH→ và BC→ là ∝. Khi đó:

  • A. ∝ = 0     
  • B. 0 ≤ ∝ ≤ 90
  • C. ∝ = 90      
  • D. 90 ≤ ∝ ≤ 180

c) Mặt phẳng (P) đi qua AH, vuông góc với đường thẳng SB và cắt SC tại K , khi đó:

  • A. HK cắt BC      
  • B. HK // BC
  • C. HK ⊥ BC      
  • D. HK chéo BC

Câu 11: Cho hình chóp tam giác đều S.ABCD và đường cao SH.

a) SA ⊥ BC vì

  • A. SA ⊥ (SBC) ⊃BC (do SA ⊥ AM và SA ⊥ NC)
  • B. SA ⊥ (SBC) ⊃ BC (do SA ⊥ SB và SA ⊥ SC)
  • C. BC ⊥ (SAM) ⊃ SA (do BC ⊥ AM và BC ⊥ SH)
  • D. BC ⊥ (SAM) ⊃ BC (do BC⊥ SH)

b) Cặp mặt phẳng nào sau đây không vuông góc với nhau

  • A. (SAM) và (ABC)
  • B. (SAM) và (SBC)
  • C. (SAN) và (ABC)
  • D. (SAN) và (SBC)

c) Góc giữa gia mặt phẳng (ABC) và (SBC) là:

  • A.$\widehat{SMA}$
  • B.$\widehat{SMB}$
  • C.$\widehat{SHN}$
  • D$\widehat{BM,SH}$

d) Cặp đường thẳng nào sau đây không vuông góc với nhau?

  • A. SA và BC      
  • B. SM và CN
  • C. SB và AC      
  • D. SC và AB

Câu 12: Cho hình tứ giác đều S.ABCD có cạnh bên và cạnh đáy đều bẳng a. gọi O là tâm của đáy ABCD.

a) Độ dài đoạn thẳng SO là:

  • A.$a\sqrt{2}$
  • B.$\frac{a\sqrt{2}}{2}$
  • C.$\frac{a\sqrt{3}}{2}$
  • D.$a\sqrt{3}$

b) Gọi M là trung điểm của SC. Hai mặt phẳng (SAC) và (MBD) vuông góc với nhau vì:

  • A. góc giữa hai mặt phẳng này là góc AOD bằng 90
  • B. (SAC) ⊃ AC ⊥ (MBD).
  • C. (MBD) ⊃ BD ⊥ (SAC)
  • D. (SAC) ⊃ SO ⊥ BD = (SAC) ∩ (MBD)

c) Góc giữa hai mặt phẳng (MBD) và (ABCD) bằng:

  • A. 30      
  • B. 45
  • C. 60      
  • D. 90

d) Gọi M’ là hình chiếu vuông góc của M trên mặt phẳng (ABCD). Diện tích của tam giác M’BD bằng:

  • A.$\frac{a^{2}\sqrt{6}}{8}$
  • B.$\frac{a^{2}}{2}$
  • C.$\frac{a^{2}\sqrt{2}}{8}$
  • D.$\frac{a^{2}}{4}$

Câu 13: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O cạnh a, góc nhọn bằng 600 và cạnh SC vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SC = (a√6)/3.

a) Góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (SAC) bằng:

  • A. 30     
  • B. 45      
  • C. 60 
  • D. 90

b) Từ O kẻ OK ⊥ SA. ∆AKO ∼ ∆ACS vì:

  • A.$OK//SC$
  • B.$\widehat{AKO}=\widehat{ACS}=90$
  • C.$\widehat{KAO}=\widehat{CAS}=90$
  • D.$\widehat{KAO}=\widehat{CAS}$ và $\widehat{AKO}=\widehat{ACS}=90$

c) Độ dài OK là:

  • A.$\frac{a\sqrt{6}}{4}$
  • B.$\frac{a}{2}$
  • C.$\frac{a\sqrt{3}}{2}$
  • D.$\frac{a\sqrt{3}}{4}$

d) Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng.

  • A. (KDB)      
  • B. (SDB)      
  • C. (SDC)      
  • D. (SBC)

e) Hai mặt phẳng (SAB) và (SAD):

  • A. Không vuông góc với nhau vì góc giữa chúng là $\widehat{BAD}=60$
  • B. Không vuông góc với nhau vì góc giữa chúng là $\widehat{CAS}\neq 90$
  • C. Vuông góc với nhau vì góc giữa chúng là:$\widehat{BKD}=90$
  • D. Vuông góc với nhau vì góc giữa chúng là $\widehat{AKO}=90$

 

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác