Tắt QC

Trắc nghiệm Hình học 11: bài 5: Phép quay

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hình học 11 bài 5: Phép quay . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có bao nhiêu điểm biến thành chính nó qua phép quay tâm O góc $\alpha$ với $\alpha \neq k2\pi$ (k là một số nguyên )?

  • A.0
  • B.1
  • C.2
  • D.Vô số

Câu 2: Cho tam giác đều tâm O. Với giá trị nào dưới đây của $\varphi$ thì phép quay $Q_{(O,\varphi)}$ biến tam giác đều thành chính nó?

  • A.$\varphi=\frac{\pi}{3}$
  • B.$\varphi=\frac{2\pi}{3}$
  • C.$\varphi=\frac{3\pi}{2}$
  • D.$\varphi=\frac{\pi}{2}$

Câu 3: Cho hình lục giác ABCDEF, tâm O. mệnh đề nào sau đây sai?

  • A. Phép quay tâm O góc quay $60^{\circ}$ biến tam giác BCD thành tam giác ABC.
  • B. Phép quay tâm O góc quay $120^{\circ}$ biến tam giác OEC thành tam giác OCA
  • C. Phép quay tâm O góc quay $-60^{\circ}$, biến tam giác AFD thành tam giác FEC.
  • D. Phép quay tâm O góc quay $-120^{\circ}$ biến tam giác BCD thành tam giác DEF.

Câu 4: Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C. dựng các tam giác đều ABD, BCE về cùng phía đối với đường thẳng AC. Gọi F, G lần lượt là trung điểm của các cạnh AE và DC. Tam giác BFG là:

  • A. Tam giác thường     
  • B. Tam giác vuông đỉnh B
  • C. Tam giác cân đỉnh B      
  • D. Tam giác đều

Câu 5: Cho hình thoi ABCD có góc A bằng $60^{\circ}$.

a) Phép biến hình nào sau đây biến AB thành BC?

  • A. $Đ_{O}$     
  • B. $T_{2\vec{OC}}$
  • C. $Q_{(D; 60^{\circ})}$      
  • D. $Q_{(B; 120^{\circ})}$

b) Phép biến hình nào sau đây không biến A thành C?

  • A. $Đ_{BD}$        
  • B. $T_{2\vec{OC}}$
  • C. $Q_{(B; 120^{\circ})}$      
  • D. $Q_{(B; 120^{\circ})}$

Câu 6: Trong mặt phẳng Oxy phép quay tâm K, góc $60^{\circ}$ biến M(1;1) thành M’(-1;1). Tọa độ điểm K là:

  • A. $(0;0)$      
  • B. $(0;-\sqrt{3})$      
  • C. $(0;1-\sqrt{3})$      
  • D. $(\sqrt{2};0)$

Câu 7: Trong mặt phẳng Oxy phép quay $Q(O; 60^{\circ})$ biến đường thẳng d có phương trình x - 2y = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình:

  • A. x + 2y = 0
  • B. 2x + y = 0
  • C. 2x - y = 0
  • D. x - y + 2 = 0

Câu 8: Trong mặt phẳng Oxy phép quay Q$(O; 90^{\circ})$ biến đường thẳng d có phương trình: 2x - y + 1 = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình.

  • A. x + 2y - 1 = 0
  • B. 2x + y + 1 = 0
  • C. 2x - y + 1 = 0
  • D. x + 2y + 1 = 0

Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình $(x - 3)^{2} + y^{2} = 4$. Phép quay tâm O(0;0) góc quay $90^{\circ}$ biến (C) thành (C’) có phương trình:

  • A. $x^{2} + y^{2} - 6x + 5 = 0$
  • B. $x^{2} + y^{2} - 6y + 6 = 0$
  • C. $x^{2} + y^{2} + 6x - 6 = 0$
  • D. $x^{2} + y^{2} - 6y + 5 = 0$

Câu 10: Cho hình vuông ABCD tâm O. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và CD?

a) Phép biến hình nào sau đây biến $\vec{BE}$ thành $\vec{CF}$

  • A. $Q_{(A; 45^{\circ})}$      
  • B. $Q_{(O; -90^{\circ})}$
  • C. $Q_{(A; 90^{\circ})}$      
  • D. $Q_{(O; 90^{\circ})}$

b) Phép biến hình nào sau đây biến $\vec{BE}$ thành $\vec{DF}$?

  • A. $Q_{(O; 45^{\circ})}$      
  • B. $Q_{(O; 90^{\circ})}$
  • C. $Q_{(A; -90^{\circ})}$      
  • D. $Q_{(C; 90^{\circ})}$

Câu 11: Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của điểm M (-6;1) qua phép quay $Q(O; 90^{\circ})$ là:

  • A. M'(-1;-6)      
  • B. M'(1;6)
  • C. M'(-6;-1)      
  • D. M'(6;1)

Câu 12: Trong mặt phẳng Oxy qua phép quay $Q(O; 90^{\circ})$ thì M'(2; -3) là ảnh của điểm.

  • A. M(3;2)      
  • B. M(2;3)
  • C. M(3;-2)      
  • D. M(-3;-2)

Câu 13: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(1;1). Điểm nào sau đây là ảnh của M qua phép quay tâm O, góc quay $45^{\circ}$.

  • A.$( 0;\sqrt{2})$      
  • B. $(-1;1)$      
  • C. $(1;0)$      
  • D. $(\sqrt{2};0)$

Câu 14: Cho tam giác đều ABC. Hãy xác định góc quay của phép quay tâm A biến B thành C.

  • A.$\varphi =30^{\circ}$
  • B.$\varphi =90^{\circ}$
  • C.$\varphi =-120^{\circ}$
  • D.$\varphi =60^{\circ}$ hoặc $\varphi =-60^{\circ}$

Câu 15: Cho tam giác đều tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc $\alpha$ với $0 \leq \alpha \leq 2\pi$, biến tam giác trên thành chính nó?

  • A.1
  • B.2
  • C.3
  • D.4

Câu 16: Cho hình vuông tâm O. Xét phép quay Q có tâm quay O và góc quay $\varphi$. Với giá trị nào sau đây của $\varphi$, phép quay Q biến hình vuông thành chính nó?

  • A.$\varphi=\frac{\pi}{6}$
  • B.$\varphi=\frac{\pi}{4}$
  • C.$\varphi=\frac{\pi}{3}$
  • D.$\varphi=\frac{\pi}{2}$

Câu 17: Cho hình vuông tâm O.Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc $\alpha$ với $0 \leq \alpha \leq 2\pi$, biến hình vuông trên thành chính nó?

  • A.1
  • B.2
  • C.3
  • D.4

Câu 18: CHo hình chữ nhật tâm O.Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc $\alpha$ với $0 \leq \alpha \leq 2\pi$, biến hình chữ nhật trên thành chính nó?

  • A.1
  • B.2
  • C.3
  • D.4

Câu 19: Cho hình thoi ABCD có góc $\widehat{ABC}=60^{\circ}$ ( các đỉnh của hình thoi ghi theo chiều kim đồng hồ). Ảnh của cạnh CD qua phép quay $Q_{(A,60^{\circ})}$ là:

  • A.AB
  • B.BC
  • C.CD
  • D.DA

Câu 20: Cho tam giác đều ABC có tâm O và các đường cao AA',BB',CC'(các đỉnh của tam giác ghi theo chiều kim đồng hồ). Ảnh của đường cao AA' qua phép quay tâm O góc quay $240^{\circ}$ là:

  • A.AA'
  • B.BB'
  • C.CC'
  • D.BC

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Giải bài 5: Phép quay


Bình luận

Giải bài tập những môn khác