Soạn giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 1: Nhận diện bản thân - Tuần 3
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chủ đề 1: Nhận diện bản thân - Tuần 3 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 3:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Thực hành được cách điều chỉnh cảm xúc trong một số tình huống.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết các loại cảm xúc, suy nghĩ; điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau và điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy và bút màu.
- Các loại trang phục phù hợp để đóng vai.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ:
Giao lưu tài năng học trò với chủ đề “Nụ cười lan tỏa niềm vui”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động Vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV Tổng phụ trách yêu cầu mỗi lớp chuẩn bị một tiểu phẩm theo chủ đề “Nụ cười lan tỏa niềm vui” để diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. - GV kết hợp với HS dẫn dắt chương trình sinh hoạt và lần lượt sắp xếp sân khấu cho các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, tiểu phẩm vui, hài hước,… - Sau mỗi tiết mục, GV đặt câu hỏi tương tác với HS: Em thấy tiết mục có những nhân vật nào? Tiết mục nói về vấn đề gì? - GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS biểu diễn và tham gia giám sát. - Sau khi kết thúc buổi sinh hoạt, GV đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của mình sau buổi giao lưu hôm nay?
|
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS chuẩn bị tiết mục.
- HS chú ý lên sân khấu.
- HS tương tác.
- HS chú ý.
- HS chia sẻ.
|
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khả năng điều chỉnh cảm xúc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Gọi tên cảm xúc. - GV nêu luật chơi: + Mỗi nhóm ghi những cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực mà các thành viên trong nhóm đã trải qua vào hai tấm bìa khác nhau. + Các thành viên trong nhóm lần lượt thể hiện những cảm xúc ấy qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,… + Cả lớp quan sát và gọi tên cảm xúc đó. - GV mời một nhóm lên bảng chơi thử và cho HS chơi trong vòng 5 phút. - Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Em rút ra được điều gì qua trò chơi? - GV tổng kết và dẫn dắt: Con người có nhiều cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc tích cực mang lại cảm giác vui vẻ, sung sướng, tự hào, hạnh phúc,… Ngược lại, có những cảm xúc tiêu cực gây ra cảm giác buồn rầu, tức giận, lo lắng, thất vọng, chán nản,… : Tuần 3 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Khả năng trải nghiệm cảm xúc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ – SGK tr.11 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV cho HS xem video sau: - GV đặt câu hỏi: Bạn Cò đã làm gì khiến bạn Bờm tức giận? Cảm xúc của bạn Bờm là tích cực hay tiêu cực? Mẹ đã hướng dẫn cách nào để bạn Bờm kiềm chế cơn tức giận của mình? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các bạn khác bổ sung và nhận xét.
- GV nêu nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ về một tình huống từng gặp khiến mình có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực. - GV đặt câu hỏi để chia nhóm: Bạn nào có cảm xúc tích cực giơ tay phải. Bạn nào có cảm xúc tiêu cực giơ tay trái. - GV gọi 3 – 4 bạn của mỗi nhóm chia sẻ tình huống của mình trước lớp.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
|
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS chơi thử và chơi cùng các bạn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi: + Bạn Cò hù làm bạn Bờm giật mình và hỏng bức tranh mà Bờm đang vẽ. + Cảm xúc của bạn Bờm là cảm xúc tiêu cực. + Mẹ khuyên bạn bờm kiềm chế cơn tức giận bằng cách: Hít thở sâu. Uống một cốc nước mát. Kiềm chế cơn tức giận, bỏ qua lỗi lầm của bạn. - HS lắng nghe nhiệm vụ.
- HS chia nhóm theo câu hỏi của GV.
- HS chia sẻ tình huống: Gợi ý: + Cảm xúc tích cực: Em rất vui khi được nhận quà, khi được bố mẹ khen, khi đạt điểm cao, khi được đi ăn, đi xem phim, khi được đi du lịch với gia đình, khi được cô giáo khen, khi giành giải nhất, khi được tuyên dương trước toàn trường,… + Cảm xúc tiêu cực: Buồn bã: Em buồn khi mẹ bị ốm, khi con mèo nhà em bị đau, khi em bị mất bút mực, khi em làm hỏng món đồ chơi yêu thích của mình, khi em bị chị gái mắng, khi em bị điểm kém,… Tức giận: Em tức giận khi bạn viết bẩn lên sách của em, khi em của em làm hỏng bút mực, khi con mèo cào rách mất chiếc váy em yêu thích, khi bạn giựt tóc em, khi bạn làm hỏng bức tranh em vừa vẽ xong,… - HS thảo luận nhóm.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2